-
Là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Thanh Thủy với
diện tích tự nhiên hơn 601ha, có 8 khu dân cư, 1.402 hộ gia đình và
5.172 nhân khẩu, những năm gần đây, Thạch Đồng được nhiều người biết đến
không chỉ bởi nơi đây vốn có làng nghề truyền thống sản xuất tương làng
Bợ nổi tiếng mà còn bởi “tiếng lành” về một địa phương đã tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng và phát huy hiệu quả những thế
mạnh, tiềm năng, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an
sinh xã hội, tạo việc làm, thu nhập, cải thiện và nâng cao cuộc sống
cho người dân.
-
Là một trong những xã tích cực triển khai thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Cẩm
Khê, xã Phương Xá đã tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của các cấp, các ngành,
tập trung khai thác tốt các lợi thế sẵn có, huy động nhiều nguồn lực hỗ
trợ, từng bước hoàn thiện các tiêu chí nhằm đạt mục tiêu phấn đấu trở
thành xã nông thôn mới vào cuối năm 2015.
-
Qua 4 năm thực hiện, chương trình xây dựng NTM đã thổi luồng gió mới đến
với người dân xã Tứ Xã (huyện Lâm Thao); cơ sở hạ tầng nông thôn với hệ
thống giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế… được đầu tư xây dựng
tương đối hoàn chỉnh. Cách nghĩ, cách làm của người dân khu vực nông
thôn cũng từng bước đổi thay theo hướng tích cực.
-
Chủ trương bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý
được thực hiện ở huyện Yên Lập từ năm 2009 đã mang lại nhiều kết quả
tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn, cải thiện
đời sống người dân nông thôn, từ đó rút ngắn tiến trình xây dựng nông
thôn mới tại các địa phương trong huyện.
-
Kinh tế - xã hội phát triển toàn diện; sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tiếp tục được phát huy; đời sống kinh tế, văn hóa tinh
thần của nhân dân được nâng cao… là kết quả bước đầu, thực chất trong
xây dựng thành công nông thôn mới ở xã Cao Xá, huyện Lâm Thao.
-
Diện tích gần 2.000ha với hơn 2.000 gia đình sinh sống, ba xã nằm ven bờ
tả sông Lô: Hữu Đô, Đại Nghĩa, Phú Thứ đóng vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đoan Hùng và của tỉnh.
Tuy nhiên, trong thời gian dài, do cách trở về địa lý, giao thông, đời
sống của người dân nơi đây vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn so với các
địa phương trong huyện. Đây cũng là trở ngại chính trong quá trình
triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới.
-
Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới (NTM) đến nay huyện Cẩm Khê đã có 1 xã đạt được 17/19 tiêu
chí, 3 xã đạt được 14-15 tiêu chí, 7 xã đạt 10- 12 tiêu chí, 19 xã còn
lại đạt từ 7-9 tiêu chí, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi so với
trước.
-
Ngày 8 tháng 5, xã Xuân Lộc,
huyện Thanh Thủy đã long trọng tổ chức lễ đón bằng công nhận xã đạt
chuẩn nông thôn mới năm 2015. Dự lễ đón bằng có đồng chí Hoàng Công
Thủy, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh
và một số sở, ngành; lãnh đạo huyện Thanh Thủy; lãnh đạo một số xã,
doanh nghiệp trên địa bàn huyện và đông đảo bà con nhân dân địa phương.
-
Ngày
25/4, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 849/QĐ-UBND về
việccông nhận xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy đạt danh hiệu "Xã đạt chuẩn
nông thôn mới" năm 2015.
-
Là một xã trung du miền núi phía Bắc của huyện Đoan Hùng, Chí
Đám được chọn là một trong những xã điểm thực hiện chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện. Từ lâu, Chí Đám được biết
đến là “cái nôi” của bưởi đặc sản Đoan Hùng và đó là thế mạnh trong phát
triển kinh tế của địa phương. Có được thương hiệu, sự thuận lợi trong
phát triển trồng trọt, kinh doanh phần nào cũng là nhờ sự phát triển của
hệ thống đường xá, giao thông nông thôn từ chương trình xây dựng nông
thôn mới (NTM).
-
Ngày 20/4/2015, Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định xã Xuân Lộc (huyện Thanh Thủy) đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.
-
Theo
Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa vừa được
Chính phủ ban hành, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước.
-
Nhân số đông, nhanh nhạy nắm bắt, làm chủ kiến thức khoa học kỹ
thuật hiện đại, mạnh mẽ, sục sôi nhiệt huyết cống hiến, khẳng định
mình… Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) sở hữu nhiều ưu thế vượt trội trong
vai trò chủ thể phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Những năm qua,
dưới sự quản lý, tổ chức của các cấp Đoàn cơ sở, ưu thế này đã được nhân
lên, phát huy hiệu quả tích cực trong thực hiện Chương trình Mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại khắp các vùng quê Đất Tổ.
-
PTO- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Khê. Trong thời gian qua, để góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền địa phương đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, Hội LHPN huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo các cơ sở Hội tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, qua đó tạo khí thế thi đua sôi nổi, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên, phụ nữ và người dân tham gia, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
-
PTO- Thực hiện công tác dân vận của Đảng ủy, Ban CHQS huyện Yên Lập về tham gia phong trào “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2013 - 2015 gắn với phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang (LLVT), Ban CHQS huyện Yên Lập đã hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.