Tuyên Quang: Nhiều chính sách mới được ban hành giúp "nâng tầm" nông thôn mới xứ Tuyên

Các chính sách hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang bao gồm: hỗ trợ về lãi suất tín dụng; vật tư giống cây trồng, vật nuôi; sản xuất xuất khẩu; thực hiện chương trình OCOP và xúc tiến thương mại; hỗ trợ xây dựng đường giao thông, ngõ xóm; cải tạo vườn hộ gia đình đạt chuẩn "Vườn mẫu nông thôn mới"; xây dựng thôn đạt chuẩn "thôn NTM kiểu mẫu" 

Sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang - sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Tuyên Quang đã được cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa, tem truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Sản phẩm có nhiều tiềm năng đạt hạng OCOP cấp quốc gia

Đối với chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng, HĐND tỉnh Tuyên quang cũng đã thông qua mức hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay cho các HTX, chủ trang trại, tổ chức cá nhân vay vốn để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm OCOP; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản; chăn nuôi trâu bò và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn...

Riêng chính sách hỗ trợ về vật tư, giống cây trồng, vật nuôi thì tùy theo lĩnh vực, quy mô, phương pháp thực hiện mà mức hỗ trợ cũng khác nhau. Cụ thể: hỗ trợ 100% cây giống lâm nghiệp đối với các hộ gia đình, cá nhân trồng rừng tập trung, làm giàu rừng tự nhiên sản xuất; Hỗ trợ 1 lần 50% kinh phí mua lợn đực giống cho các HTX, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và hỗ trợ 1 lần 50.000đồng/cây cho các tổ chức, cá nhân thực hiện ghép cải tạo vườn cây ăn quả…

Ngoài ra Nghị quyết của HĐND tỉnh Tuyên Quang cũng đưa ra chính sách hỗ trợ sản xuất nông sản xuất khẩu; hỗ trợ tưới tiêu, tiết kiệm nước và chính sách hỗ trợ cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn, quy chuẩn…từ 50% đến 100% chi phí, kinh phí vào từng lĩnh vực.

Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP là mục tiêu hướng tới của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, tỉnh cũng đặt ra những nhiệm vụ chủ yếu là: Duy trì phát triển, xây dựng thương hiệu đối với 79 sản phẩm đã được chứng nhận năm 2020. Tiêu chuẩn hoá 44 sản phẩm đã xếp hạng năm 2020 từ hạng 3 sao để nâng lên hạng 4 sao, 5 sao. Phấn đấu đến hết năm 2025 có ít nhất 07 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao (mỗi huyện, thành phố đều có ít nhất 01 sản phẩm hạng 5 sao).

Những sản phẩm tiềm năng được tỉnh Tuyên Quang lựa chọn hỗ trợ tiêu chuẩn hoá trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao:

1. Homestay 99 ngọn núi của Tổ hợp tác dịch vụ Homestay 99 ngọn núi, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình.

2. Chè Shan tuyết 1 tôm 1 lá và sản phẩm Lộc Trà, chủ thể là Hợp tác xã Sơn Trà, xã Hồng Thái, huyện Na Hang.

3. Trà túi lọc đậu đen xanh lòng, chủ thể là Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Hồng Phát, xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá.

4. Cam sành Hàm Yên, chủ thể là Công ty cổ phần Cam sành Hàm Yên.

5. Chè xanh Ngọc Thúy và sản phẩm Trà Ngọc Thúy, chủ thể là Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất nông nghiệp Sử Anh, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn

6. Thịt trâu khô Tiến Thành, chủ thể là Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành Tuyên Quang, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn.

7. Trà xanh hữu cơ Trung Long, chủ thể là Hợp tác xã Ngân Sơn Trung Long, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương.

8. Mật ong hương rừng, chủ thể là Hợp tác xã chăn nuôi ong Phong Thổ xã An Khang, thành phố Tuyên Quang

Những sản phẩm tiềm năng được tỉnh Tuyên Quang lựa chọn hỗ trợ tiêu chuẩn hoá trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao, đó là các sản phẩm: Du lịch Homestay; sản phẩm về chè shan tuyết, trà túi lọc; chè xanh; trà xanh hữu cơ; sản phẩm cam sành Hàm Yên; thịt trâu và mật ong rừng…

Để hoàn thành mục tiêu trên, Nghị quyết của HĐND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành chính sách hỗ trợ  thực hiện Chương trình OCOP, xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025.

Cụ thể, hỗ trợ 50% tổng kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị bảo quản sản phẩm cho tổ chức thực hiện việc giới thiệu và bán các sản phẩm chủ lực, đặc sản, sản phẩm OCOP nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/ điểm đối với trong tỉnh và không quá 200 triệu đồng/điểm đối với Tp. Hà Nội. Định mức hỗ trợ: 01 điểm/huyện; tối đa 03 điểm/Tp. Tuyên Quang và 01 điểm tại Tp. Hà Nội.

Bên cạnh đó, Tuyên Quang có các chính sách hỗ trợ sản phẩm được công nhận, xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Sản phẩm đạt 3 sao hỗ trợ 10 triệu đồng/sản phẩm; sản phẩm đạt 4 sao hỗ trợ 20 triệu đồng/sản phẩm; sản phẩm đạt 5 sao hỗ trợ 50 triệu đồng/sản phẩm.

Còn đối với các sản phẩm nâng hạng sao: nâng hạng 3 sao lên 4 sao hỗ trợ 10 triệu đồng/sản phẩm; nâng hạng 4 sao lên 5 sao hỗ trợ 30 triệu đồng/sản phẩm; nâng hạng 3 sao lên 5 sao hỗ trợ 40 triệu đồng/sản phẩm.

Đặc biệt, Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh Tuyên Quang còn ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới với mức hỗ trợ 100% xi măng, ống cống (nếu có) và chi phí vận chuyển, bốc xếp địa điểm thi công gần nhất ô tô vận chuyển được để cúng hóa đường ngõ, xóm đảm bảo tỷ lệ đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao.

Du khách trải nghiệm dịch vụ tại Homestay ANNA của Tổ hợp tác dịch vụ Homestay 99 ngọn núi, xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình.

 Nghị quyết 03/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Tuyên Quang cũng quy định về nội dung, mức hỗ trợ; điều kiện hỗ trợ và phương thức rất cụ thể cho từng lĩnh vực. Các tổ chức, cá nhân hưởng thụ được lựa chọn áp dụng 01 chính sách hỗ trợ có lợi nhất, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Nguồn kinh phí thực hiện các chính sách này được lấy từ nguồn ngân sách địa phương; nguồn kinh phí từ chương trình MTQG xây dựng NTM và nguồn vốn đầu tư, chương trình dự án hợp pháp khác.

                                                                                                           Trang Thảo (Nguồn: danviet.vn)

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website