Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Theo đó, mục tiêu cụ thể của kế hoạch là  phát triển mới và nâng cấp khoảng 50 sản phẩm OCOP, trong đó có ít nhất 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp tỉnh, 1 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia, có ít nhất 50 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP Phú Thọ (trong đó củng cố ít nhất 25 - 30 tổ chức kinh tế, thành lập mới ít nhất 20 - 25 tổ chức kinh tế).Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của từng cấp; lựa chọn được sản phẩm tiêu biểu, có tiềm năng phát triển thành hàng hóa của các huyện, thành, thị, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu: Đối với sản phẩm cấp huyện: Mỗi huyện, thành, thị lựa chọn 2 - 3 sản phẩm lợi thế nhất để tập trung chỉ đạo phát triển và hoàn thiện sản phẩm; Đối với sản phẩm cấp tỉnh: Lựa chọn 3 sản phẩm gồm: Chè, rau an toàn, cây ăn quả (bưởi, cam, hồng…) tập trung ưu tiên phát triển sâu theo chuỗi giá trị, chủ động nguồn nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu chất lượng của thị trường trong nước, dần hướng tới thị trường quốc tế.Triển khai thực hiện xây dựng tối thiểu 01 mô hình Làng văn hóa du lịch cộng đồng. Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh và tham gia triển khai thực hiện Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý nhà nước (cấp huyện, xã) và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất  tham gia Chương trình OCOP.

 Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ cộng đồng (là nguồn lực chính): Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động (tài chính, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ, ý tưởng,..), vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã... Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, các nguồn vốn lồng ghép khác. Dự kiến nhu cầu kinh phí cần hỗ trợ một phần thực hiện Kế hoạch đến năm 2020 là: 19.100 triệu đồng (bằng chữ: Mười chín tỷ một trăm triệu đồng), cụ thể: Năm 2019 là 9.700 triệu đồng; năm 2020 là 9.400 triệu đồng. Trong đó: Hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉnh (từ vốn sự nghiệp Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp từ ngân sách tỉnh, vốn khoa học công nghệ NTM...): 10.200 triệu đồng (trong đó: Năm 2019 là 5.400 triệu đồng; năm 2020 là 4.800 triệu đồng);Ngân sách cấp huyện, xã: 3.900 triệu đồng; Nguồn vốn khác (lồng ghép các chương trình KHCN, dự án; Nghị quyết 01, các tổ chức kinh tế..): 5.000 triệu đồng. 

Cũng theo Kế hoạch UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, các huyện, thành, thị triển khai Kế hoạch, điều phối các hoạt động của Chương trình; đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của các địa phương, đơn vị được phân công.

Lương Anh Chiến – CB VPĐP NTM

 

 

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website