Phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Theo đó mục tiêu tổng quát của Chương trình là tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

 Đoạn đường nông thôn mới

Chương trình đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 cả nước phấn đấu có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Phấn đấu cả nước ít nhất 50% huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới,trong đó ít nhất 20% số huyện được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; phấn đấu cả nước có khoảng 17-19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ Tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 60% số thôn, bản, ấp, buôn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do tỉnh quy định.

Chương trình được thực hiện trên địa bàn nông thôn của cả nước bao gồm: các thôn, các xã, các huyện, các thị xã, thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đối tượng thụ hưởng là người dân, cộng đồng dân cư, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội trên địa bàn nông thôn.

Dự kiến tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình là 2.455.211 tỷ đồng, trong đó: nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí trực tiếp là: 39.632 tỷ đồng (chiếm 1,6%); nguồn vốn ngân sách địa phương là: 156.700 tỷ đồng (chiếm 6,4%); nguồn vốn lồng ghép từ các Chương trình MTQG, các Chương trình, dự án khác là: 224.080 tỷ đồng (chiếm 9%); vốn tín dụng là: 1.790.000 tỷ đồng (chiếm 73%); vốn doanh nghiệp là: 105.500 tỷ đồng (chiếm 4,3%); vốn huy động đóng góp của cộng đồng nhân dân và cộng đồng là: 139.300 (chiếm 5,7%).

                                                                                         Lương Anh Chiến – CB VPĐP NTM

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website