-
Tỉnh Phú Thọ hiện có hơn 300 sản phẩm OCOP. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng chuyển đổi số đã và đang góp phần nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, trở thành động lực để các sản phẩm OCOP phát huy hiệu quả kinh tế cao.
-
Là vùng đất có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, huyện Lâm Thao đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đa dạng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt tập trung đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế khu vực nông thôn.
-
Chương trình NTM phải có chuyển giao giai đoạn ở bậc cao hơn, hiện đại hơn, hướng tới xây dựng nông thôn hiện đại, nhưng vẫn bảo tồn các giá trị truyền thống.
-
Tối 2/4, tại Sân vận động Bảo Đà - thành phố Việt Trì, Sở Công Thương phối hợp với UBND thành phố Việt Trì, Công ty CP Tập đoàn Thương mại và Truyền thông Bắc Hà tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025.
-
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 * 26/3/2025), ngày 23/3, Ban Thường vụ Thị đoàn tổ chức ra quân “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới” và “Ngày chủ nhật xanh” lần thứ I năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Hà Lộc và Đoàn Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, thị xã Phú Thọ.
-
Ngày 18/3/2025, đồng chí Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với Sở Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất để nghe báo cáo tình hình hoạt động và chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
-
Trong bối cảnh sát nhập cấp tỉnh, xã, giải thể cấp huyện, Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2026-2030 cần xem xét kỹ lưỡng các tiêu chí để phù hợp với thực tiễn.
-
Trong 2 ngày 18-19/03/2025, tại Thành Phố Việt Trì, Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị tập huấn cho người dân và cộng đồng về phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
-
Văn phòng điều phối NTM Trung ương vừa tổ chức hội thảo tham vấn, lấy ý kiến định hướng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-2030 tại Yên Bái.
-
Được phát động từ tháng 10/2024, Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước” là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đậm “tình đồng chí, nghĩa đồng bào” nhằm tạo ra phong trào rộng lớn để đạt được mục tiêu có nơi ở ổn định cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Với tinh thần đó, tỉnh Phú Thọ đã huy động sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự chung tay ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ và sự nỗ lực cố gắng của các hộ dân, quyết tâm đến hết ngày 31/12/2025 hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát.
-
Phát triển sản phẩm chủ lực, đặc thù, sản phẩm có lợi thế được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế của huyện Tân Sơn. Do đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 19/02/2021 về phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, đặc thù theo chuỗi liên kết sản xuất giai đoạn 2021-2025. Nghị quyết đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, thay đổi tư duy sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
-
Ngày 3/3/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường và công tác cán bộ.
-
Sau 14 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay tỉnh Ninh Bình đã có 100% số huyện, thành phố đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
-
Năm 2022, sau nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn nhằm thực hiện các tiêu chí, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền địa phương xác định tiếp tục bắt tay vào hoàn thiện, nâng cao các chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt được nhằm xây dựng nông thôn mới nâng cao, trong đó quan trọng nhất là nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
-
Sự chủ động của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể và người dân chính là “chìa khóa” để xã Đông Thành, huyện Thanh Ba nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý rác thải, góp phần bảo đảm vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới.