Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhiệm vụ năm 2015

UBND TỈNH PHÚ THỌ
SỞ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG



 


Số 04/BC-TNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc



 


Phú Thọ, ngày 20 tháng 01 năm 2015
 

BÁO CÁO

Kết quả chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhiệm vụ năm 2015

Thực hiện Văn bản số 5689/BCĐ-KT5 ngày 31/12/2014 của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ về việc báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhiệm vụ năm 2015, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo như sau:

Phần thứ nhất

KT QUẢ CHỈ ĐẠO, THC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2014

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TỪNG TIÊU CHÍ XÂY DNG NÔNG THÔN MỚI

1. Đánh giá thuận li, khó khăn

a.Thuận lợi

- Chương trình xây dựng nông thôn mới được Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao, người dân đông thuận trong quá trình triển khai.

- Chủ trương chính sách cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn được tăng cường; cơ chế chính sách phục vụ cho cho Chương trình được cụ thể hóa và ban hành kịp thời.

-Phú Thọ là một trong 5 tỉnh thuộc chỉ đạo điểm về xây dựng nông thôn mới của Ban chỉ đạo Trung ương và là tỉnh sớm phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới nên rât thuận lợi cho quá trình triên khai thực hiện.

-Nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, công trình thủy lợi, điện, trường học, trạm y tê, nước sinh hoạt, hỗ ừợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nông thôn đang được Nhà nước chú trọng, đầu tư.

b. Khó khăn

- Xây dựng nông thôn mới là vấn đề mới, trong khi kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý và điều hành chưa nhiều.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của một số địa phương còn lúng túng; các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, tỉnh thường xuyên có sự thay đổi; một số chính sách triển khai thực hiện chậm và chưa đồng bộ nên các địa phương gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

- Phần lớn các xã trên địa bàn huyện cẩm Khê (kể cả các xã điểm) đều có điểm xuất phát thấp, gần như chưa đạt các tiêu chí nông thôn mới, nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đảm bảo, một số tiêu chí khó đạt như: Giao thông, thủy lợi, môi trường, thu nhập...; nhu cầu nguồn lực đầu tư khá lớn, trong khi việc phân bổ nguồn vốn ngân sách hàng năm từ Trung ương, tỉnh và huyện rất hạn chế, việc huy động sức dân đang gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng lớn đến , tiến độ xây dựng các công trình.

2. Kết quả công tác chỉ đạo thực hiện

Công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn đã được Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai, lồng ghép với các chương trình khác của ngành, đảm bảo sự phù họp giữa quy hoạch của ngành với quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Cụ thể như saụ:

- Tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất cấp xã. Đồng thời, chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc Sở đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ những vướng mắc của cấp huyện trong quá trình chỉ đạo thực hiện dưới các hình thức tập huấn, họp giao ban ngành.

- Chỉ đạo lập báo cáo tổng kết thực hiện 05 năm Nghị quyết số 28-NQ/TƯ ngày 20/11/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông thôn mới tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 thuộc lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường và trên địa bàn huyện cẩm Khê.

- Chỉ đạo cán bộ trong cơ quan, trong ngành tham gia viết tin, bài tuyên

truyền vê công tác quản lý đt đai, bảo vệ môi trường gn với Chương trình xây dựng nông thôn mới trên các trang tin điện tử và bản tin tài nguyên và môi trường của ngành.......

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn phòng Tài nguyên và Môi trường 13 huyện, thành, thị đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành, theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chỉ tiêu số 17.2, 17.3, 17.4 và 17.5 thuộc tiêu chí số 17 về môi trường trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Thọ tại các xã thuộc diện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện quản lý.

- Xem xét hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014, đánh giá kết quả đạt được các tiêu chí đối với 6 xã của huyện Lâm Thao, xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ và xã Đông Thành, huyện Thanh Ba.

- về công tác tuyên truyền

+ Tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Công an tỉnh, ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể chính trị-xã hội cấp tỉnh trong thi gian qua, kế hoạch triển khai ừong thời gian tới về BVMT; Phối hp với các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội (Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh, Liên minh Hợp tác xã, Ưỷ ban mạt trận tổ quốc, Liên đoàn lao động) tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn pháp luật về BVMT cho cộng đồng, doanh nghiệp, trong đó có nội dung về BVMT trong xây dựng nông thôn mới để triển khai thực hiện.

+ Phối hợp với UBND huyện Thanh Ba tổ chức tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới cho chủ tịch và cán bộ địa chính các xã trên địa bàn huyện.

II. ĐỐI VỚI HUYỆN CẨM KHÊ - ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC PHÂN CÔNG THEO DÕI, CHỈ ĐẠO THC HIỆN

1.       Đánh giá thuận lợi, khó khăn

1.1.    Thuận lợi: Chương trình xây dựng nông thôn mới được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; các Sở, Ban, Ngành của tỉnh, Huyện ủy, HĐND và các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao, người dân rất đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện. Nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu vùng nông thôn, nhất là hệ thống giao thông, công trình thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, h trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo, công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nông thôn đang được Nhà nước chú trọng, đầu tư.

1.2.    Khó khăn: Một số cấp ủy Đảng, chính quyền và bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân chưa hiểu rõ về yêu cầu, nội dung của chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nhất là trách nhiệm của người dân và địa phương trong việc thực hiện các nội dung chương trình. Thực trạng nông thôn của huyện so với 19 tiêu chí còn thấp; một số tiêu chí khó đạt như: Giao thông, thủy lợi, môi trường, chợ.. .chưa có giải pháp huy động đầu tư hiệu quả trong khi ngân sách, Nhà nước hỗ trợ không nhiều so với nhu cầu của các địa phương.

2. Kết quả thực hiện

2.1. Công tác chỉ đạo điu hành quản lý

- Đối với cấp huyện: Thực hiện các Văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình từ huyện đến cơ sở. Từ tháng 7/2010 UBND huyện đã ban hành kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng xã, từng lĩnh vực; ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dân và tô chức các hội nghị đê triên khai các nội dung kế hoạch đến 30/30 xã, sao, gửi đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh, Huyện, cho tất cả các xã làm căn cứ triển khai chương trình.

- Đi với cấp xã: Các xã đều đã thành lập được Ban chỉ đạo, Ban quản lý và Ban phát triển thôn, các cấp đều đã ban hành được quy chế hoạt động; Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, đã ban hành được các Nghị quyết, Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dn; tô chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước tới các khu hành chính, các ban, ngành, đoàn thể các Ban phát triển thôn để triển khai và giám sát thực hiện; giao nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo phụ trách từng lĩnh vực để tuyên truyền, vận động, nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn về chương trình để cùng thực hiện.

2.2.    Công tác tuyên truyền, vận động và hưởng ứng phong trào thi đua

2.2.1. Kết quả công tác tuyên truyền vận động: Sao gửi đầy đủ các tài liệu hướng dẫn xây dựng nông thôn mới đến các thành viên BCĐ xây dựng NTM huyện, các xã, lãnh đạo, cán bộ Ban quản lý các xã, các khu dân cư đê tuyên truyền, thực hiện. Đã phổi hợp với Đài phát thanh, truyền hình tỉnh Phú Thọ, huyện Cẩm Khê có 05 phóng sự đưa tin về công tác chỉ đạo và một số mô hình điểm về xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền được thực hiện dưới mọi hình thức, như: Mở các hội nghị, qua đài truyền thanh, panô, khẩu hiệu... mỗi xã đều có băngzôn qua đường và kẻ được các khẩu hiệu tuyên truyền trên tường rào, cổng các cơ quan, trường học, nhà văn hóa...về các nộỉ dung xây dựng nông thôn mới; đã tổ chức - cấp phát 1.470 bức tranh cổ , động, 30 băng rôn qua đường về xây dựng nông thôn mới cho các xã.

2.2.2. Kết quả tổ chức hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dãn đoàn kết xây dựng đời sổng văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông mới: UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các Ban, ngành đoàn thể thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1803/KH-UBND, ngày 30/12/2011 về việc tổ chức phong trào thi đua “Xây dựng nông thôn mới” huyện cẩm Khê giai đoạn 2011-2015. Phát động được các phong trào thi đua tại cơ quan đơn vị, các khu dân cư dưới nhiều hình thức phong phú, đã thu hút được nhiều người tham gia bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từng người dân đã chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Bàn bạc, trao đổi, thống nhất phương án quy hoạch; trực tiếp theo dõi, quản lý, giám sát công trình xây dựng trên địa bàn; chủ động chỉnh trang nhà ở, cổng, sân vườn, xóm, ngõ; khơi thông cống rãnh, vệ sinh môi trường nơi ở; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.

2.3.    Công tác đào tạo, tập huấn

2.3.1. về đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

UBND huyện có Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; trong giai đoạn 2011-2014 đã mở được 142 lớp đào tạo ngh cho 4.970 lao động nông thôn (năm 2014 là 1.531 người), các nghề đào tạo chính: Kỹ thuật nuôi các nước ngọt, nuôi ngan, vịt, ngan, ngỗng, phòng và trị bệnh cho lợn, sử dụng thuốc thú y....

2.3.2. về tập huấn cho cản bộ xây dựng nông thôn mới: UBND huyện đã tổ chức và phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, các ban ngành đoàn thê của huyện mở được các lp tập huấn cho BCĐ, Bí thư, Chủ tịch, cán bộ phụ trách các xã; chủ nhiệm các hp tác xã, trưởng các khu hành chính vê các nội dung xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Năm 2011 mở được 7 lớp, năm 2012 mở được 11 lớp; năm 2013 mở được 06 lớp; năm 2014 mở được 12 lớp; đã sao, gửi các mâu đô án quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho tất cả các xã để tham khảo trong quá trình lập quy hoạch, đề án; tổ chức nhiều buổi họp và hội nghị triển khai thực hiện chương trình.

Năm 2014, UBND huyện đã chỉ đạo rà soát trong việc phân công cán bộ phụ trách nông thôn mới của Ban chỉ đạo các xã; thống nhất cán bộ phụ trách NTM là cán bộ Địa chính, đây là đội ngũ cán bộ trực tiếp phụ trách nhiều lĩnh vực liên quan tới việc thực hiện bộ tiêu chí nông thôn mới.

2.4. về huy động nguồn lực

- Tổng nguồn vốn huy động đầu tư thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2014 là 467.905 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp từ Chương trình chiếm 4,57%; vốn lồng ghép 22,9%; vốn doanh nghiệp 51,51%; vốn tín dụng 6,31%; vốn dân đóng góp 4,6% và các nguồn vốn khác 10,12%.

- Trong năm 2014, nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới là 21.052 triệu đồng; nguồn vốn này, huyện tập trung chủ yếu đầu tư thực hiện các hạng mục công trình thuộc các lĩnh vực:

+ Vốn Đầu tư xây dựng cơ bản: 18.385 triệu đồng;

+ Vốn Phát triển sản xuất: 2.043 triệu đồng;

+ Vốn Đổi mới hình thức sản xuất: 310 triệu đồng;

+ Vốn Tuyên truyền: 242 triệu đồng;

+ Vốn quản lý điều hành: 72 triệu đồng.

2.5.    Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

2.5.1. về Các chương trình sản xuất nông nghiệp

Triển khai được nhiều mô hình mới áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, được lồng ghép trong các chương trình, dự án như: dự án xây dựng cánh đồng mẫu lớn gắn với sản xuất lúa chất lượng cao ở các xã Hiền Đa, Tình Cương với diện tích 120 ha, dự án sản xuất rau an toàn tại Sai Nga, quy mô 12 ha, dự án nâng cao hiệu quả sản xuất nấm, trồng nấm Rơm trái vụ trên đất 2 vụ lúa tại xã Đồng Cam. Các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đang dần ổn định, một số hp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp đạt hiệu quả cao (HTX Ong mật Phú Thịnh, HTX sản xuất, chế biến Nấm Đồng Cam, hợp tác xã chế biến Chè Thanh niên Vạn Thắng...). Các Làng nghề được công nhận mới (làng sản xuất rau an toàn Văn Phú) đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tiêp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chương trình sản xuât nông nghiệp trọng đim theo chính sách của tỉnh đã ban hành: Chương trình sản xuât lương thực, phát triển rừng sản xuất, phát triển thủy sản, chương trình chăn nuôi, phát triển cây chè, chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị; tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh năm 2014 hên 2,5 tỷ đông.

2.5.2. về hỗ trợ phát triển sản xuất, chương trình xây dựng nông thôn mới:

Huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ

chức lại sản xuất theo hướng hiện đại. Kết quả, tổng kinh phí thực hiện năm 2014: 3.121,210 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ: 2.353 triệu đồng, người dân đối ứng: 768,210 triệu đồng. Một số nội dung các xã lựa chọn hỗ trợ đạt hiệu quả như: Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, xây dựng các mô hình trình diễn, hỗ trợ mua giống, các loại phân bón, thức ăn chăn nuôi... hỗ trợ xây dựng các mô hình cơ giới hóa nông nghiệp (Máy phun thuốc trừ sâu, máy cày bừa đa năng, máy gặt), bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn và hỗ trợ các hp tác xã nhm nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ. Đến nay 30/30 xã đã giải ngân xong nguồn vống được cấp.

2.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu.

2.6.1. Các dự án đầu tư lồng ghép để xây dựng cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tng thiết yếu của địa phương được tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp, từng bước đáp ứng được yêu cầu sản xuất và dân sinh. Huyện đã đu tư xây dựng mới 25,1 km đường giao thông với tng vn đâu tư thực hiện khoảng 58,081 tỷ đồng; đầu tư nạo vét hơn 153 km kênh, cải tạo, xây mới 01 cu và 50 cống và nhiều công trình thủy lợi nội đồng, công trình cp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư nông thôn; hệ thống lưới điện trung, hạ thế và trạm phân phối được quan tâm cải tạo, tổng nguồn vốn đầu tư cho hệ thống lưới điện là 241 tỷ đồng; tỷ lệ hộ sử dụng điện toàn tỉnh đến nay đạt 99,29%; đã xây mới và nâng cấp 04 chợ xã, với tổng vốn đầu tư khoảng 11,704 tỷ đồng; Mạng lưới bưu chính, viễn thông từng bước được nâng cấp, hiện đại hoá, phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của người dân.

2.6.2. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Chương trình xây dựng NTM

Các Công trình hạ tầng thiết yếu được các xã lựa chọn đầu tư xây dựng, bố trí vốn bằng nguồn vồn Trái phiếu chính phủ trong năm là: 38 công trình; trong đó: 26 công trình khởi công mới, 12 công trình chuyển tiếp, Tổng mức đầu tư các công trình 63,521 t đồng, trong đó vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình: 18.385 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn huy động từ ngân sách xã và huy động từ các nguồn vốn khác. Đến nay các công trình đã và đang được hoàn thành, đưa vào sử dụng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của các địa phương, các xã dự kiến giải ngân nguồn vốn được cấp xong trước 30/6/2015.

2.7. Kết quả tồng hợp thực hiện theo Bộ tiêu chí nông thôn mới.

Kết quả thực hiện các tiêu chí như sau:

+ Tiêu chí Quy hoạch (01), có 30/30 xã đạt, chiếm 100%.

+ Tiêu chí Giao thông (02), có 01/30 xã đạt, chiếm 3,33% (Phương Xá).

+ Tiêu chí Thủy lợi (03), có 03/30 xã đạt, chiếm 10% (Văn Bán, Hương Lung, Sai Nga).

+ Tiêu chí Điện (04) có 27 xã đạt (còn lại xã cấp Dần, Phượng Vỹ, Sơn Tình chưa đạt), chiếm 90%.

+ Tiêu chí Trường học (05) có 05 xã đạt (Tạ Xá, Tùng Khê, Tình Cương, Phương Xá, Hiền Đa), chiếm 16,67 %

+ Tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa (06), có 1/30 xã đạt, chiếm 3.33% (Phương Xá).

+ Tiêu chí Chợ (07), có 03 xã đạt (Sai Nga, Phương Xá, Văn Bán),chiếm 10%.

+ Tiêu chí Bưu điện (08), có 30/30 xã đạt, chiếm 100%.

+ Tiêu chí Nhà ở (09) có 11 xã đạt (Điêu Lương, Phượng Vỹ, Ngô Xá, Văn Bán, Tuy Lộc, Phú Lạc, Tình Cương, Phương Xá, Đồng Cam, Sai Nga, Cát Trù), chiếm 36,37%

+ Tiêu chí Thu nhập (10) có 08 xã đạt (Phương Xá, Sai Nga, Hiền Đa, Cát Trù, Thanh Nga, Tuy Lộc, Hương Lung, Phú Khê), chiếm 26,67 %.

+ Tiêu chí Hộ nghèo (11) có 01 xã đạt (Phương Xá), chiếm 3,33%

+ Tiêu chí Cơ cấu lao động (12) có 18 xã đạt (Phương Xá, Hiền Đa, Cát Trù, Sai Nga, Đồng Cam, Thanh Nga, Tình Cương, Phú Lạc, Tuy Lộc, Văn Bán, Hương Lung, Đồng Lương, Ngô Xá, Tùng Khê, Tam Sơn, Phượng Vỹ, Phú Khê, Điêu Lương), chiếm 60 %

+ Tiêu chí Hình thức tổ chức sản xuất (13), có 30/30 xã đạt, chiếm 100%.

+ Tiêu chí Giáo dục (14) có 09 xã đạt (Phương Xá, Sai Nga, Thanh Nga, Tuy Lộc, Hương Lung, Xương Thịnh, Phú Khê, Điêu Lương, cấp Dẩn), chiếm 30 %.

+ Tiêu chí Y tế (15) có 09 xã đạt (Sơn Tình, Tùng Khê, Yên Dưỡng, Tình Cương, Thanh Nga, Phương Xá, Hiền Đa, Cát Trù), chiếm 30 %.

+ Tiêu chí Văn hốa (16) có 17 xã đạt (Cát Trù, Hiền Đa, Sai Nga, Đồng Cam, Phương Xá, Thanh Nga, Tình cương, Phú Lạc, Văn Bán, Đồng Lương, Yên Dưỡng, Xương Thịnh, Tiên Lương, Tùng Khê, Tạ Xá, Điêu Lương, cấp Dẩn), chiếm 56,67%.

+ Tiêu chí Môi trường (17) không có xã nào đạt, chiếm 0%.

+ Tiêu chí Hệ thống chính trị (18), có 30/30 xã đạt, chiếm 100%.

+ Tiêu chí An ninh trật tự (19) có 30/30 xã đạt, chiếm 100%.

- Xã đạt trên 15 tiêu chí: 01 xã (Phương Xá, đạt 17 tiêu chí).

- Xã đạt 10-15 tiêu chí: 10 xã: (Điêu Lương, Tùng Khé, Tuỵ Lộc cùng đạt 10 tiêu chí; Hương Lung, Văn Bán, Tình Cương, Thanh Nga, Hiền Đa, Cát Trù cùng đạt 11 tiêu chí; Sai Nga đạt 13 tiêu chí).

- Xã đạt 7-9 tiêu chí: 12 xã (Cấp Dần, Phú Khê, Sơn Nga, Tạ Xá, Tam Sơn, Tiên Lương, Xương Thịnh, Yên Dưỡng, Ngô Xá, Đồng Lương, Phú Lạc, Đồng Cam).

- Các xã còn lại (7 xã) đạt 6 tiêu chí (Chương Xá, Phượng Vỹ, Sơn Tình, Văn Khúc, Yên Tập, Phùng Xá, Thụy Liễu).

- Có 22/30 xã có tiêu chí đạt chuẩn tăng so với năm 2013, cụ thể như: Hương Lung tăng 4 tiêu chí; Văn Bán, Phương Xá tăng 3 tiêu chí; Phú Khê, Tạ Xá, Tùng Khê, Tiên Lương, Ngô Xá, Thanh Nga tăng 2 tiêu chí; các xã Tam Sơn, Đồng Lương, Phú Lạc, Đồng Cam, Hiền Đa, Cát Trù tăng 1 tiêu chí.

- Có 02/30 xã giảm 01 tiêu chí giảm sau khi thẩm định (Văn Khúc, Phùng Xá).

- Có 05 tiêu chí (Quy hoạch, bưu điện, hình thức tổ chức sản xuất, hệ thống chính trị và an ninh trật tự) có 30/30 xã đạt, tuy nhiên trong các tiêu chí được đánh giá đã đạt còn một số tiêu chí chưa thực sự cập chuẩn theo yêu cầu của bộ tiêu chí quy định, như: Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất, mặc dù tất cả các xã đều có hợp tác xã đang hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tuy nhiên một số hợp tác xã hoạt động còn chưa hiệu quả... Có 01 tiêu chí không có xã nào đạt (môi trường), có 04 tiêu chí có tỷ lệ các xã đạt thấp ( giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, hộ nghèo) cụ thể: Tiêu chí môi trường 30/30 xã chưa có bãi thu gom chât thải, nước thải được xử lý theo quy định. Có một sô tiêu chí đạt thấp như: Tiêu chí Trường học có 01 xã đạt (Tạ Xá); Tiêu chí Chợ có 02 xã đạt (Sai Nga, Phương Xá); Tiêu chí Giao thông có 01 xã đạt (Phương Xá); Tiêu chí hộ nghèo có 01 xã đạt (Phương Xá); Tiêu chí Cơ sở vật chất Văn hóa có 01 xã đạt (Phương Xá); Tiêu chí Thủy lợi có 03 xã đạt (Phương Xá, Văn Bán, Hương Lung); các tiêu chí còn lại trung bình có 10-13 xã đạt.

- về mức độ ổn định đạt chuẩn các tiêu chí: do bộ tiêu chí chung của tỉnh thay đổi nên các tiêu chí đạt chuẩn có sự biến động nhất định, cụ thể:

+ Tiêu chí số 15 về Y tế: giảm 7 xã (năm 2013 có 17 xã đạt, năm 2014 chỉ còn 10 xã đạt).

+ Tiêu chí số 12 về Cơ cấu lao động: tăng 6 xã (năm 2013 có 12 xã đạt, năm 2014 có 18 xã đạt).

+ Các tiêu chí còn lại có sự biến động không nhiều, trung bình 1-2 xã.

- Có 01 tiêu chí không có xã nào đạt chuẩn tăng so với năm 2013 là: tiêu chí Môi trường.

III.    KẾT QUẢ THC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH GN VỚI XÂY DNG NÔNG THÔN MỚI

1. Công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp

Tiếp tục chỉ đạo các huyện, thành, thị hoàn thiện hồ sơ quy hoạch sử dụng đất cấp xã (xã, phường, thị trấn), trình duyệt cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định: Tính đến hết năm 2014 trên .địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện tới 277/277 xã, phường, thị trấn. Trong đó: số xã đã được HĐND cấp xã, huyện thông qua 277/277 xã, phường, thị trấn; số xã, phường, thị trấn đã được phê duyệt là 277 xã (trong đó quy hoạch xây dựng nông thôn mới là 247 xã đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt); số xã chưa triển khai: 0.

2. Công tác bảo vệ môi trường

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường được quan tâm chú trọng, đặc biệt là vân đ bảo vệ môi trường nông thôn và chương trình mục tiêu quc gia xây dựng nông thôn mới. Công tác truyền thông về bảo vệ môi trường nông thôn đã được triên khai theo đúng kế hoạch và tiến độ đã đ ra, các nội dung tuyên truyền phong phú với nhiều hình thức hấp dẫn và thu hút được sự tham gia của người dân. Các chương trình truyền thông đã từng bước tiếp cận nhiều nhóm đối tượng khác nhau, bước đầu đã khuyến khích được phong trào xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường tại khu dân cư. Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đều dành kinh phí để hỗ trợ báo đài và các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ môi trường được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường. Trong đó năm 2014 mức hỗ trợ là 150.000.000 đ.

Tình hình thu gom, xử lý rác thải nông thôn trên địa bàn tỉnh: UBND các huyện, thành, thị đã chỉ đạo các xã xây dựng đề án thu gom chất thải rắn và xử lý rác thải sinh hoạt. Kết quả có 11/13 huyện, thị đã xây dựng Đề án thu gom chất thải và xử lý rác thải sinh hoạt; 13/13 huyện, thành, thị đã có các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý rác thải, cụ thể:

+ Thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và huyện Yên Lập có công ty cổ phần dịch vụ môi trường và đô thị thực hiện thu gom, vận chuyển xử lý rác thải.

+ Tại 06 huyện: Thanh Sơn, cẩm Khê, Hạ Hoà, Lâm Thao, Đoan Hùng, Thanh Thủy đã thành lập Ban Quản lý các công trình công cộng, các huyện còn lại đã thành lập HTX và tổ họp tác thực hiện công tác thu gom, vận chuyển xử lý rác thải khu vực thị trấn và một số xã vùng phụ cận.

Đến nay toàn tỉnh có 02 công ty môi trường và dịch vụ đô thị ở thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ; 09 Hợp tác xã chuyên dịch vụ vệ sinh môi trường; 28 Hợp tác xã, tổ họp tác nông nghiệp có thêm dịch vụ dịch vụ vệ sinh môi trường; 04 Ban quản lý các công trình công cộng; có 05 bãi chôn lâp rác thải sinh hoạt tại các huyện Đoan Hùng, Yên Lập, cẩm Khê, Thanh Sơn, Thanh Thủy; 06 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt đã có lò đốt rác tại các huyện cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy, Hạ Hòa. Tuỵ nhiên, hiện nay việc thu gom, xử lý chất thải mới chỉ tập trung ở các xã đồng bằng, xã trung du và một số xã miền núi quanh khu vực. Các đô thị, các xã vùng ven thành phố Việt Trì được thu gom bởi Công ty c phần môi trường và dịch vụ đô thị Việt Trì; các thị trấn và một số xã có dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn còn lại đa số các xã miền núi, xã vùng cao rác thải nông thôn chưa được thu gom, xử lý (các hộ dân tự xử lý chôn lấp trong vườn, đồi). Theo số liệu thống kê trong năm 2014, tỷ lệ các xã nông thôn được thu gom, xử lý rác thải tại các huyện, thành, thị: Lâm Thao đạt 100%, thành phố Việt Trì đạt 100%, thị xã Phú Thọ đạt 100%, Thanh Thủy đạt 100%, Tam Nông đạt 73,68%, Phù Ninh đạt 22%, Cẩm Khê đạt 16,6%, Yên Lập đạt 56,25%, Thanh Sơn đạt 50- 70%, Tân Sơn đạt 25%, Thanh Ba đạt 26%, Đoan Hùng đạt 11,63%, Hạ Hòa đạt 21,8%. Tỷ lệ đô thị được thu gom, xừ lý rác thải sinh hoạt 100%; tỷ lệ khu dân cư nông thôn được thu gom xử lý rác thải sinh hoạt 48,16%. Qua đó cho thấy tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn ở Phú Thọ đang ở mức thấp, chủ yếu là qua các hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường, hoặc các mô hình tự quản.

Tình hình thực hiện tiêu chỉ sổ 17 về Môi trường: Đ thực hiện tiêu chí 17 trong Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới, UBND các huyện, thành thị đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thành lập hợp tác xã và tổ thu gom rác thải, quy hoạch khu tập kết, xử lý rác thải theo quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất; xây dựng các hương ước, quy ước về bảo vệ môi trường và lồng ghép các nội dung về BVMT trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Nhìn chung việc tổ chức thực hiện trên địa bàn các huyện được triển khai tích cực, nhiều xã đã đạt được các chỉ tiêu về tiêu chí môi trường sổ 17.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

- Tạo được sự nhất quán trong nhận thức, tổ chức triển khai thực hiện chương trình. Nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, các tầng lớp nhân dân về yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được nâng lên một bước. Đã có sự chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

- Huyện Cẩm Khê đã đạt được những kết quả quan trọng trong triển khai thực hiện chương trình như: công tác lập quy hoạch đã có 30/30 xã hoàn thành tiêu chí quy hoạch, đạt 100% tổng số xã trên địa bàn huyện; tổ chức thực hiện các chính sách, huy động các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng các tiêu chí, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện chương trình.

- UBND các huyện, thành, thị đã tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn xây dựng Đ án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và xây dựng các mô hình thu gom xử lý rác thải sinh hoạt (mô hình lò đốt rác thải sinh hoạt tại các xã Cao Xá, Sơn Vi của huyện Lâm Thao, thị trấn Thanh Ba, xã Ngọc Lập - huyện Yên Lập...) từ đó nhân rộng ra các xã, thị trấn chưa có bãi xử lý chất thải. Toàn bộ các xã, thị trấn đã thành lập Tổ tự quản về vệ sinh môi trường, hoạt động tại các khu dân cu để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

2.Tồn ti

- Phương pháp và hình thức tổ chức công tác tuyên truyền còn hạn chế và thực hiện chưa đầy đủ nên kết quả tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường nông thôn chưa đạt hiệu quả sâu rộng.

- Một số xã đã thành lập Hợp tác xã vệ sinh môi trường, tổ, đội thu gom rác thải nhưng hoạt động không thường xuyên, việc thu gom rác chưa kịp thời dẫn đến tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư diễn ra khá phổ biến...

- Tiêu chí 17 về Môi trường vẫn chưa đạt được do một số nguyên nhân sau:

+ Quy định pháp luật về việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tập trung vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến việc quản lý và chỉ đạo thực hiện còn nhiều vướng mắc.

+ Sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp chính quyền trong vấn đề quản lý, bảo vệ môi trường nông thôn còn chưa thực sự quyết liệt. Bên cạnh đó, quá trình đ thị hóa, công nghiệp hóa, đặc biệt ở các xã ven đô gây ra nhiều áp lực đối với môi trường.

+ Sản xuất nông nghiệp chạy theo nhu cầu, lợi nhuận dẫn đến việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ngày càng nhiều, đây đã và đang là nguồn phát sinh chất thải độc hại tới môi trường.

+ Ý thức của người dân trong việc tự giác khắc phục khó khăn của địa bàn dân cư, lên kế hoạch, thực hiện việc thu gom và xử lý rác thải đúng quy định còn thấp (việc ủng hộ thành lập ban thu gom, chở rác, nộp phí định kỳ, ý thức giữ vệ sinh môi trường...). Tình trạng lén lút thải rác bừa bãi nơi công cộng, ven đường, ... khá phổ biến và khó xử lý.

+ Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại nhiều xã phần lớn đều có quy mô nhỏ, nằm phân tán, chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý môi trường. Các làng nghề đa số hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, chưa quan tâm xây dựng hương ước về BVMT.

3. Những vấn đề rút ra trong chỉ đạo, thực hiện từng tiều chí và chỉ đạo, theo dõi địa bàn cấp huyện

- Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn, thực hiện tiêu chí số 17. Ưu tiên bố trí ngân sách cho việc thu gom xử lý rác thải khu vực nông thôn; nhân rộng các mô hình thu gom, xử lý rác thải có hiêu quả ở nông thôn thông qua các chương trình xây dựng nông thôn mới đồng bộ ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, có cơ chế chính sách ưu đãi hợp lý để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

 Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ,
K HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2015

I. MỤC TIÊU

-Tiếp tục phối hợp với UBND huyện cẩm Khê, chỉ đạo triển khai xây dựng nông thôn mới trên toàn bộ các xã trong huyện; tập trung hỗ trợ cho các xã đạt chuân nông thôn mới.

-Phấn đấu phát triển sản xuất, ổn định kinh tế vĩ'mô, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển nông nghiệp bền vững. Triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới trong toàn huyện.

- Tăng cường huy động, lồng ghép và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các doanh nghiệp, vốn tín dụng, các nguồn lực khác từ cộng đồng, đóng góp của nhân dân cho nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới để đạt thêm nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

- Chỉ đạo hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của các huyện, thành, thị trong đó có huyện Cẩm Khê và Quy hoạch sử dụng đất các xã, thị trấn trên địa bàn các huyện theo quy định.

- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền gắn liền với cuộc ,vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới” và phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” do Chủ tịch UBND tỉnh đã phát động ở tất cả các huyện, các xã; Thực hiện tốt Kế hoạch số 1803/KH-UBND, ngày 30/12/2011 về việc tổ chức phong trào thi đua “xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2011-2015 của UBND huyện Cẩm Khê.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THC HIỆN

1. Nhiệm vụ

Tiếp tục chỉ đạo hoàn thành việc triển khai xây dựng nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện cẩm Khê theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt; ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới theo quy định.

2. Giải pháp thực hiện

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và cán bộ trong cơ quan đơn vị để hiểu và tự giác tham gia vào Chương trình xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đã xây dựng.

Các địa phương rà soát đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn lực tập trung cho công tác xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích phù hợp (mặt bằng, miễn giảm thuế, tạo điều kiện phát triển nguồn nguyên liệu tại chỗ...); tạo cơ chế thông thoáng thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, phát triển các  ngành nghề theo điều kiện của từng địa phương; phát huy dân chủ, công khai các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

- Các xã trên địa bàn tỉnh tập trung rà soát các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ữên địa bàn, xác định những tiêu chí có thể thực hiện ngay như: quy hoạch hệ thống thoát nước, thu gom rác thải...

- Phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách địa bàn được phân công, xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mói ở cơ sở.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Đề nghị UBND tỉnh tăng mức đầu tư hỗ trợ đối với các xã chỉ đạo điểm; tạo điều kiện cho huyện cẩm Khê tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vốn hỗ trợ để xây dựng nông thôn mới, nhằm đảm bảo nguồn lực để huyện chỉ đạo thực hiện chương trình hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao.

Đ nghị Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh tăng cường mở các khóa đào tạo, tập huấn cho các bộ cấp xã, thôn làm công tác xây dựng nông thôn mới. Tổ chức cho cán bộ chủ chốt cấp huyện, cấp xã được đi tham quan, học tập tại các xã, các mô hình chỉ đạo điểm của Trung ương đến nay đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, để vận dụng trong công tác chỉ đạo, thực hiện chương trình.

Trên đây bảo cáo kết quả chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhiệm vụ năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường./.

Nơi nhận:                                                                                                          GIÁM ĐỐC

- Trưởng ban chỉ đạo;

- GĐ Sờ, PGĐ Sở (Ô.Doanh);

- UBND huyện cẩm Khê;                                                                                        (Đã ký)

- Chi cục BVMT'

- Lưu: VT, (T):

                                                                                          Nguyễn Văn Hậu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


BIỂU KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

(Kèm theo Báo cáo số      04     /BC-CCMT ngày   20   tháng 01 năm 2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường)

 

STT

Tiêu chí NTM

Nội dung tiêu chí

Đơn vị tính (Đối với số lượng)

Kết quả thực hiện năm 2013

Kết quả thực hiện năm 2014

Kế hoạch đến năm 2015

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

Qui hoạch

 

 

 

 

 

 

1.1.2

Quy hoạch sử dụng đất

Số xã hoàn thành

117

277

 

Đã hoàn thành.

2

17

Môi trường

 

 

 

 

 

 

17.7

Tổng số các tổ hợp tác, hợp tác xã môi trường

 

 

 

 

 

 

 

- Tổ hợp tác

Tổ hợp tác

 

04

 

 

 

 

- HTX

HTX

 

33

 

 

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website