UBND TỈNH PHÚ THỌ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Số: 111/BC-SGD&ĐT Phú Thọ, ngày 13 tháng 01 năm 2015
BÁO CÁO
Về kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015
Kính gửi: Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng Nông thôn mới tỉnh Phú Thọ.
Thực hiện Văn bản số 5689/BCĐ-KT5 ngày 31/12/2014 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn về việc báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015;
Căn cứ Kế hoạch số 3359/KH-UBND ngày 28/9/2010 về triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới, Kế hoạch 2686/KH-UBND ngày 17/7/2013 của UBND tỉnh Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015; Quyết định số 3883/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí Nông thôn mới tỉnh Phú Thọ; Văn bản số 4140/UBND-KT5 ngày 09/10/2013 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc đánh giá, công nhận tiêu chí đạt chuẩn và xã đạt chuẩn nông thôn mới; nhiệm vụ theo phân công tại văn bản số 3549/UBND-KT5 ngày 11/10/2011 của UBND tỉnh và Văn bản số 1299/CV-BCĐ ngày 29/4/2011 của Ban chỉ đạo tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo kết quả chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới năm 2014, phương hướng nhiệm vụ năm 2015 lĩnh vực ngành phụ trách như sau:
Phần thứ nhất:
KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, THỰC HIỆN TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2014.
I. Về công tác chỉ đạo, thực hiện các tiêu chí thuộc ngành giáo dục
1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn:
- Thuận lợi: Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền thông qua việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình, kế hoạch; công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục tiếp tục được các địa phương quan tâm và nhân dân đồng tình ủng hộ;
- Khó khăn: Nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn trung ương hỗ trợ đó là: Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012; Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo (trong khi đó năm 2014, nguồn kinh phí đề án KCH trường lớp học, nhà công vụ giáo viên kết thúc chưa được phê duyệt tiếp, kinh phí CTMTGD&ĐT hạn chế). Phần ngân sách tỉnh, huyện, xã bố trí và huy động để đầu tư cơ sở vật chất trường học còn gặp nhiều khó khăn; một số địa phương trông chờ vào việc đầu tư từ ngân sách trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo không là cơ quan tham mưu trực tiếp trong việc bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các chương trình, dự án đầu tư cơ sở vật chất trường học để thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất trường học; Năm 2014, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ vốn bố trí tập trung chủ yếu giải quyết nợ đọng xây dựng cơ bản cho nên nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới hạn chế.
2. Kết quả công tác chỉ đạo, thực hiện:
a) Về công tác chỉ đạo:
- Sở Giáo dục và đào tạo tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhằm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục,... gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
- Sở Giáo dục và Đào tạo đã tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện Kế hoạch số 2686/KH-UBND ngày 17/7/2013 của UBND tỉnh về kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2015; Văn bản số 1023/SGD&ĐT-KHTC ngày 25/8/2011 của Sở GD&ĐT về Hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới với những nội dung cơ bản:
+ Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới;
+ Xác định rõ thực hiện xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các đơn vị,.. và của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở;
+ Tiếp tục triển khai đến toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên các tiêu chí Nông thôn mới tỉnh Phú Thọ về lĩnh vực giáo dục (Ban hành tại Quyết định số 3883/QĐ-UBND ngày 18/11/2009, Văn bản số 4140/UBND-KT5 ngày 9/10/2013 về việc đánh giá, công nhận tiêu chí đạt chuẩn và xã đạt chuẩn nông thôn mới của Uỷ ban nhân dân tỉnh).
+ Tham mưu với cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương:
Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hợp lý để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục, chuẩn hoá cơ sở vật chất trường học,.. góp phần đáp ứng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới thuộc lĩnh vực giáo dục;
Tiếp tục phối hợp với các địa phương duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở 100% số xã, phường, thị trấn; duy trì tỷ lệ tuyển học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học lớp 10 THPT, bổ túc THPT một cách hợp lý đảm bảo phù hợp với tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới;
Phối hợp với các phòng ban liên quan trong tham mưu, đề xuất với các cấp uỷ đảng, chính quyền ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư từ các nguồn vốn cho xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với trường thuộc các xã triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới hàng năm;
Phối hợp với Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
b) Về kết quả thực hiện:
- Tổng hợp kết quả lồng ghép nguồn vốn vốn ngân sách nhà nước có sự phối hợp quản lý của ngành để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học nhằm đạt được tiêu chí Nông thôn mới: Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn (Chương trình mục tiêu, ngân sách chương trình 135, ngân sách địa phương,…) để hỗ trợ thanh toán khối lượng các công trình hoàn thành và đầu tư xây dựng: nhà lớp học, nhà lớp học bộ môn, nhà điều hành, phòng chức năng, công trình phụ trợ và trang thiết bị để góp phần đạt được tiêu chí nông thôn mới về cơ sở vật chất trường học.
- Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới cấp xã thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo theo Văn bản số 3549/UBND-KT5 ngày 11/10/2011, Kế hoạch 2686/KH-UBND ngày 17/7/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Tiêu chí số 05 "Trường học: Tỷ lệ trường học các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia chia theo các vùng: Vùng miền núi cao: 70%; vùng trung du miền núi: 75%; vùng đồng bằng: 85%": Tổng số có 69 xã đạt/tổng số 247 xã, tỷ lệ 27,9%.
- Chỉ tiêu số 14.1 "Phổ cập giáo dục trung học cơ sở": Tổng số có 247 xã đạt/tổng số 247 xã, đạt 100%.
- Chỉ tiêu số 14.2 "Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) của vùng miền núi cao đạt 75%; vùng trung du miền núi đạt 80%; vùng đồng bằng đạt 85%": Tổng số có 122 xã đạt/tổng số 247 xã, chiếm 49,4%.
(Chi tiết theo Biểu số 01, Biểu số 02 đính kèm)
II. Về công tác chỉ đạo, theo dõi địa bàn huyện Thanh Sơn.
1. Đánh giá thuận lợi, khó khăn
a) Thuận lợi:
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới luôn được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh, huyện đến cơ sở. Được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong huyện, người dân sẵn sàng đóng góp tiền của, ngày công để xây dựng nông thôn mới. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã, thôn luôn đoàn kết trong công việc.
- UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn: Nông nghiệp và ph¸t triÓn n«ng th«n, Giáo dục và đào tạo, Y tế, Văn hóa… hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở thực hiện mục tiêu của từng ngành, lĩnh vực theo tiêu chí Nông thôn mới.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với UBND huyện trong công tác chỉ đạo thực hiện mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, đặc biệt là các tiêu chí về lĩnh vực giáo dục và đào tạo;
b) Khó khăn:
- Là huyện miền núi có địa bàn rộng, kinh tế - xã hội phát triển không đồng đều và ở mức thấp; trên địa bàn còn nhiều xã, thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, vùng an toàn khu, do vậy việc huy động nguồn lực từ người dân và các thành phần kinh tế tham gia xây dựng Nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn;
- Công tác tuyên truyền, vận động ở một số địa phương chưa đi vào chiều sâu còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy được vai trò của người dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới. Nguồn kinh phí hỗ trợ của cấp trên cũng như ngân sách xã hạn chế, nhân dân còn nghèo, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
- Đội ngũ cán bộ cơ sở tuy đã đạt trình độ nhưng thiếu chuyên môn và ít kinh nghiệm trong công tác quy hoạch cũng như triển khai thực hiện các chương trình dự án, đặc biệt là năng lực làm chủ đầu tư các dự án;
2. Kết quả tổng hợp thực hiện theo Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM đối với huyện Thanh Sơn.
Đến tháng 12/2014 kết quả thực hiện các tiêu chí NTM của các xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn như sau:
- Số xã đạt từ 15 đến 19 tiêu chí: chưa có;
- Số xã đạt 13 tiêu chí: 01 xã (Lương Nha);
- Số xã đạt 12 tiêu chí: 01 xã (Cự Thắng);
- Số xã đạt 11 tiêu chí: 01 xã (Địch Quả);
- Số xã đạt 10 tiêu chí: 02 xã (Hương Cần, Sơn Hùng);
- Số xã đạt 09 tiêu chí: 02 xã (Võ Miếu, Cự Đồng);
- Số xã đạt 08 tiêu chí: 04 xã (Thắng Sơn, Tất Thắng, Thạch Khoán, Tân Lập);
- Số xã đạt 07 tiêu chí: 02 xã (Giáp Lai, Yên Lãng);
- Số xã đạt 06 tiêu chí: 07 xã (Đông Cửu, Yên Lương, Khả Cửu, Văn Miếu, Tinh Nhuệ, Thục Luyện, Yên Sơn);
- Số xã đạt 05 tiêu chí: 01 xã (Thượng Cựu;
- Số xã đạt 04 tiêu chí: 01 xã (Tân Minh);
- Số xã không đạt tiêu chí nào và đạt từ 1 đến 3 tiêu chí: không có.
3. Đánh giá chung về kết quả triển khai thực hiện của huyện Thanh Sơn
a) Những mặt đạt được.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới luôn được sự quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ các cấp các ngành các đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển nông thôn.
- Về thực hiện các tiêu chí NTM: Năm 2010 hầu hết các xã chỉ đạt từ 1 đến 2 tiêu chí NTM. Do mục tiêu đề ra sát với thực tế ở từng địa phương nên đến năm 2014 số tiêu chí đạt của các xã đã tăng.
- Bên cạnh đó đã có các chính sách của chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai và thực hiện các tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới.
b) Những tồn tại, hạn chế:
- Thanh Sơn là huyện miền núi, kinh tế - xã hội phát triển không đồng đều và còn ở mức thấp, trên địa bàn còn nhiều xã, thôn bản thuộc diện đặc biệt khó khăn, vùng an toàn khu, do vậy việc huy động nguồn lực từ người dân và các thành phần kinh tế tham gia xây dựng NTM sẽ gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho chương trình còn hạn chế.
- Điểm xuất phát về mức độ đạt các tiêu chí NTM của các xã trên địa bàn huyện rất thấp (năm 2010 hầu hết các xã chỉ đạt từ 01 đến 02/ 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí NTM tỉnh Phú Thọ).
- Đội ngũ cán bộ cơ sở tuy đã đạt trình độ nhưng thiếu chuyên môn và ít kinh nghiệm trong công tác quy hoạch cũng như triển khai thực hiện các chương trình dự án.
- Một bộ phận cán bộ và nhân dân còn thói quen trông chờ, ỷ nại, chưa xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM, coi đây là chương trình của nhà nước đầu tư.
III. Đánh giá chung về kết quả thực hiện:
Qua việc triển khai thực hiện Chương trình, thông qua công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn đã tạo sự chuyển biến tích cực về tư duy, nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nội dung Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
Các cơ quan quản lý giáo dục, các đơn vị trường học đã nắm được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới về lĩnh vực giáo dục; xác định trách nhiệm của mình trong công tác tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương trong thực hiện xây dựng cơ sở vật chất trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện phổ cập giáo dục để thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới;
Về công tác phổ cập giáo dục 100% số xã, phường, thị trấn duy trì được kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; Hàng năm, dự kiến thực hiện tuyển khoảng 80% học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào lớp 10 trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông.
Tồn tại: Do nguồn lực đầu tư hạn chế nên việc đạt được tiêu chí về cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia các xã gặp rất nhiều khó khăn.
Phần thứ hai:
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM 2015
I. Mục tiêu:
1. Đối với các tiêu chí thuộc lĩnh vực ngành chỉ đạo:
- Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS của các xã, đặc biệt là khu vực miền núi khó khăn để đảm bảo giữ vững 100% các xã đã đạt chỉ tiêu số 14.1 " Phổ cập giáo dục trung học cơ sở ";
- Duy trì tỷ lệ tuyển học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học lớp 10 trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông một cách hợp lý để đảm bảo cho các địa phương duy trì kết quả và đạt chỉ tiêu 14.2 "Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề);
- Năm 2015, Phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch về xây dựng 16 trường mầm non, 04 trường tiểu học, 25 trường THCS đạt chuẩn quốc gia để góp phần thực hiện tiêu chí số 5 về cơ sở vật chất trường học.
2. Đối với theo dõi địa bàn:
a) Huyện Thanh Sơn.
- Phối hợp chặt chẽ với huyện Thanh Sơn trong công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng Nông thôn mới năm 2015, trong công tác tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Chương trình của tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện;
- Duy trì các tiêu chí đã đạt về lĩnh vực giáo dục của các xã trên địa bàn huyện trong năm 2014, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục theo kế hoạch năm 2015.
- Phối hợp trong theo dõi, chỉ đạo việc triển khai xây dựng Nông thôn mới của 02 xã giai đoạn 2013-2015 (Lương Nha, Cự Thắng) và các chỉ tiêu chung về xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Sơn giai đoạn 2011-2015.
b) Xã Hiền Lương huyện Hạ Hòa: Phối hợp với UBND huyện Hạ Hòa tập chung chỉ đạo xã Hiền Lương thực hiện hoàn thành 02 tiêu chí chưa đạt: Tiêu chí 09 “Nhà ở dân cư” và Tiêu chí 18 “Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh” và xã Hiền Lương đạt xã nông thôn mới năm 2015.
2. Nhiệm vụ, giải pháp:
- Tiếp tục phối hợp với các ngành và các địa phương trong thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và bộ tiêu chí Nông thôn mới tỉnh Phú Thọ về lĩnh vực giáo dục trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và cơ sở giáo dục;
- Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo và kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân, nâng cao chất lượng giáo dục, chuẩn hoá cơ sở vật chất trường học,.. góp phần đáp ứng các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới thuộc lĩnh vực giáo dục;
+ Tiếp tục phối hợp với các địa phương duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS ở 100% số xã, phường, thị trấn; duy trì tỷ lệ tuyển học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học lớp 10 trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông một cách hợp lý phù hợp với tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới;
+ Phối hợp với các sở, ngành và các địa phương trong tham mưu, đề xuất với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư từ các nguồn vốn cho xây dựng cơ sở vật chất trường học đối với các xã triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới hàng năm;
3. Những kiến nghị, đề xuất:
Trong nguồn vốn trực tiếp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đề nghị cơ quan thường trực và UBND tỉnh quan tâm bố trí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia đối với những xã thực hiện kế hoạch xây dựng Nông thôn mới;
Sở Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo!
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND tỉnh (thay báo cáo):
- Sở NN&PTNT (để tổng hợp);
- Giám đốc, PGĐ Sở (Bà Huyền);
- Lưu VT, VP, KHTC.
|
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Nguyễn Thị Thu Huyền
|
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
VỀ LĨNH VỰC GIÁO DỤC
|
Tiêu chí NTM
|
Nội dung tiêu chí
|
Đơn vị tính
|
Kết quả thực hiện năm 2013
|
Kết quả thực hiện năm 2014
|
Kế hoạch đến 2015
|
Ghi chú
|
5
|
TRƯỜNG HỌC
|
|
|
|
|
|
5,1
|
Tổng số trường mầm non được quy hoạch cần đạt chuẩn
|
Trường
|
130
|
146
|
167
|
|
5,2
|
Số trường mầm non đã đạt chuẩn
|
Trường
|
133
|
151
|
|
|
5,3
|
Tổng số trường tiểu học được quy hoạch cần đạt chuẩn
|
Trường
|
242
|
248
|
256
|
|
5,4
|
Số trường tiểu học đã đạt chuẩn
|
Trường
|
242
|
248
|
|
|
5,5
|
Tổng số trường THCS được quy hoạch cần đạt chuẩn
|
Trường
|
90
|
105
|
130
|
|
5,6
|
Số trường THCS đã đạt chuẩn
|
Trường
|
90
|
105
|
|
|
14
|
GIÁO DỤC
|
|
|
|
|
|
14,1
|
Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đi học
|
%
|
|
|
|
|
|
- Nhà trẻ (6 tháng - 2 tuổi)
|
%
|
20,5
|
22,5
|
25
|
|
|
- Mẫu giáo (3 - 5 tuổi)
|
%
|
94,8
|
95
|
96,5
|
|
|
- Tiểu học ( 6-10 tuổi)
|
%
|
102,1
|
101,9
|
101,5
|
|
|
- Trung học cơ sở ( 11 - 14 tuổi)
|
%
|
96
|
96,4
|
96,9
|
|
14,2
|
Số xã đạt phổ cập giáo dục THCS theo tiêu chí 1
|
Xã
|
247
|
247
|
247
|
|
14,3
|
Số xã đạt phổ cập giáo dục THCS theo tiêu chí 2
|
Xã
|
247
|
247
|
247
|
|
14,4
|
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc THPT
|
%
|
77,4
|
79,9
|
81
|
|
|
|
|
|
|
|
|