Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho cây lúa xuân
1. Yêu cầu đất đai và thời vụ trồng lúa ở Việt Nam

1.1. Yêu cầu đất đai

Cây lúa không kén đất. Ở nước ta lúa có thể được trồng và cho năng suất trên hầu hết các loại đất: Đất phù sa của các hệ thống sông, đất phèn, đất mặn, đất bạc màu. Tuy vậy năng suất lúa cũng rất khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố hạn chế của đất. Đất bạc màu, yếu tố hạn chế chính là hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu thấp.

1.2. Thời vụ trồng lúa đông xuân ở Việt Nam

Ở nước ta có 2 vùng khí hậu chính: Từ đèo Hải Vân trở ra phía Bắc có khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều nên trồng lúa xuân để đạt năng suất cao phải chọn lịch gieo trồng thích hợp.

 

Hiện nay hầu hết các tỉnh ở đồng bằng sông Hồng cấy xuân chính vụ và xuân muộn, một số tỉnh/thành như: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hà Nội tỷ lệ xuân muộn tới 80-90% và diện tích sử dụng giống lúa lai cũng tăng lên.

2. Mức khuyến cáo bón phân ở Việt Nam

Ở đồng bằng sông Hồng với mức bón phân chuồng 5-6 tấn/ha để đạt năng suất lúa 5,5 tấn/ha thì lượng bón khuyến cáo như bảng 2.

Ghi chú: Muốn có bội thu năng suất thêm 1 tấn/ha (đối với giống lúa lai và giống có năng suất cao cần phải bón thêm 20kg P2O5 và 30kg K2Okg/ha). Đạm bón theo thang màu lá lúa.

- Lượng bón thực tế có thể dao động ± 10-20% tổng số đạm bón và ngày bón phụ thuộc trạng thái đạm của cây ở từng giai đoạn phát triển.

3. Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho lúa xuân (Bảng 3)

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website