Huyện Cẩm Khê: Đổi thay nông thôn mới

  Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2015 có 7 xã cơ bản đạt chuẩn NTM, nâng lên mức các xã đạt bình quân 9 tiêu chí thì huyện Cẩm Khê vẫn còn nhiêu việc phải làm. Huyện Cẩm Khê có 30 xã, ngay từ cuối năm 2010, các xã đã được quán triệt về việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM. UBND huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện, phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách các xã và từng lĩnh vực liên quan đến 19 tiêu chí.

Xã Phương Xá phấn đấu đạt NTM năm 2015    .

       Là một trong những xã tích cực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Phương Xá đã tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, tập trung khai thác tốt các lợi thế sẵn có, huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ, từng bước hoàn thiện các tiêu chí nhằm đạt mục tiêu phấn đấu trở thành xã nông thôn mới vào cuối năm 2015.

       Về Phương Xá hôm nay, ai cũng nhận thấy diện mạo của Phương Xá đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Trên tuyến giao thông trục chính từ ỌL32C vào trung tâm xã, hoạt động kinh doanh thương mại khá sầm uất, hàng hóa bày bán đa dạng, hoạt động nhộn nhịp không khác phố thị. Trong các khu dân cư, 100% đường giao thông đã được bê tông hóa, hơn 50% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đảm bảo xe cơ giới đi lại vận chuyến hàng hóa, phục vụ sản xuất thuận tiện. Các công trình phúc lợi xã hội được xây dựng khang trang, hệ thống trường lớp từ mẫu giáo đến trung học phổ thông được xây dựng theo quy chuẩn, các trường tiểu học, THCS, THPT đều đạt trường chuẩn quốc gia, trường mầm non phấn đấu đạt chuẩn vào cuối năm 2015.

  Ông Nguyễn Đình Chiểu, Chủ tịch UBND xã Phương Xá cho biết: Ngay khi được lãnh đạo huyện tin tưởng và chọn Phương Xá làm điểm của huyện trong xây dựng NTM, xã đã chủ động bám sát chủ trương, chính sách, kế hoạch, lộ trình thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, xã đã huy động đầu tư nâng cấp đường giao thông, trường lớp, nhà văn hóa khu dân cư, trạm y tế... với tổng giá trị đầu tư trên 10 tỷ đông. Nhân dân trong xã cũng chủ động đầu tư xây mới, sửa chữa nâng cấp nhà ở, công trình phụ và các công trình hạ tầng khác với tổng giá trị khoảng 23 tỷ đồng.

  Trong sản xuất, xã đã xây dựng các mô trình trồng trọt, chăn nuôi cho thu nhập cao như: trồng lúa chất lượng cao, trồng khoai tây, bí đao, nuôi bò, lợn nái sinh sản, hỗ trợ máy móc phục vụ sản xuất như máy cày bừa, máy phun thuốc, máy cắt cỏ, đồng thời tố chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho hàng trăm lượt hộ nông dân. Xã Phương Xá có hơn 4.000 khẩu, trong đó có 2.000 khẩu trong độ tuổi lao động. Để giải quyết việc làm cho nông dân vào thời điểm nông nhàn, chính quyền địa phương đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát triển sản xuất theo hướng đa ngành, đa nghề, từ đó nhiều hộ gia đình đã đạt mức thu nhập 200-300 triệu đồng/năm. Phương Xá còn củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp thủy lợi, điện năng, Quỹ tín dụng nhân dân... để hỗ trợ sản xuất, từ đó đã đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng NTM của địa phương. Đến nay thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 21 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2%.

  Trên cơ sở những kết quả đạt được, xã Phương Xá đang phấn đấu hoàn thành 2 tiêu chí cuối cùng là: thủy lợi và môi trường. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là tiêu chí môi trường do cần phải đầu tư lớn. Hiện xã chưa xây dựng được lò đốt rác, tất cả rác thải sinh hoạt hàng ngày đều do nhân dân tự xử lý bằng hình thức chôn lấp tại gia đình, dẫn đến tình trạng xả rác thải ngày càng bừa bãi. Để khắc phục tình trạng này, xã đã thành lập thí điểm 1 tổ thu gom rác tại khu 9, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Chính quyền địa phương mong muốn được các cấp, các ngành trong tỉnh hỗ trợ xây dựng lò đốt rác để có thể hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM theo đúng lộ trình.

Xã Tình Cương - tăng trưởng nhờ thay đổi tư duy

 Đi ngược Quốc lộ 32 lên huyện Cẩm Khê, nhìn vào khu trung tâm xã Tình Cương - nơi có trụ sở, trạm y tế và các trường học khang trang vào bậc nhất, nhì các xã hữu ngạn sông Thao - người ta sẽ có ấn tượng về hình ảnh của một vùng quê đổi mới.

  Nếu đến Tình Cương cách đây chỉ một năm thôi - khi địa phương vừa hoàn thành bê tông hóa con đường nối từ Quốc lộ 32 vào khu Hanh Cù và khu Gò Đình để tiện cho việc đi lại và sản xuất của nhân dân thì không ai nghĩ Tình Cương lại đạt được những tiến bộ vượt bậc như hôm nay. Khi ấy, nói về kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương, ông Trần Hữu Khánh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Dù đã cố gắng phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ sự đầu tư của tỉnh, huyện và các nguồn lực từ bên ngoài, nhưng Tình Cương mới chỉ đạt 12/19 tiêu chí xã nông thôn mới.

  Song, nhờ công tác tuyên truyền, vận động, nhân dân Tình Cương đã dần thay đổi tư duy và đã thực hiện những cánh đồng mẫu lớn diện tích ngót trăm ha đầu tiên theo phương thức "cùng giống, cùng thời vụ, cùng chế độ chăm sóc". Người dân Tình Cương đã phấn khởi thu hoạch vụ lúa chất lượng cao với năng suất đại trà 180 kg/sào từ mô hình cánh đồng mẫu lớn đầu tiên ấy. Tuy năng suất chưa cao, nhưng đã góp phần hình thành tư duy sản xuất nông nghiệp hàng hóa của người dân địa phương. Tháng 6/2014, xã khởi công làm hơn l km đường liên xã từ khu Đõ vào xã Phú Lạc, mặt đường bê tông rộng 5m, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Từ Quốc lộ 32 đi khu 4 và đường liên khu 4, 2, 6, 7, 8, 9 đều đã được bê tông hóa. Trong phong trào làm giao thông nông thôn, đã có 103 hộ hiến đất làm đường với diện tích 2.524 m2 và 1.565 m2 tường rào. Trường tiểu học cũng được công nhận chuẩn mức độ 2, các khu dân cư đều có nhà văn hóa, y tế đã đạt xã chuẩn giai đoạn 2011- 2015.

       Cũng từ những thành quả đã đạt được, nhiều người dân đã chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi, thủy sản, kinh doanh thương mại, dịch vụ, làm ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp. Trong đó có 23 hộ đã tham gia nuôi trồng thủy sản với diện tích mặt nước 16 ha, một số hộ làm nghề xây dựng, mộc, vận tải, điển hình là Công ty CP Phúc Hưng với 70 đầu xe vận tái hàng hóa và hành khách, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

  Duy trì sản xuất nông nghiệp, mở rộng thương mại, dịch vụ, ngành nghề thủ công năm 2014, Tình Cương phấn đấu đảm bảo cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ với tỷ lệ tương ứng 58-21-21%, góp phần nâng thu nhập bình quân lên 18 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 8% xuống 5,5%. Đồng thời, xã chú trọng các giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phòng ngừa tệ nạn - là vấn đề bức xúc tồn tại từ năm 2013. Đến nay, Tình Cương đã đạt được 15/19 tiêu chí xây dựng NTM.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Hương Lung

       Năm nay là năm thứ 2 xã Hương Lung trồng dưa bao tử trên diện tích được mớ rộng tới 7ha với sự tham gia của 115 hộ nông dân ở khu 2 và 3. Vụ trước, xã trồng thí điểm 3ha, được Công ty Đầu tư và Thương mại HARIMEC ký hợp đồng thu mua tận ruộng. Nhận thấy đây là cây phù hợp với đồng đất địa phương, được hỗ trợ về quy trình kỹ thuật thâm canh, chăm sóc, thu hoạch, hỗ trợ giống, phân bón, nên vụ này xã đã mở rộng thêm diện tích. Để mô hình đạt hiệu quả cao, UBND xã đã cử cán bộ nông nghiệp thường xuyên kiểm tra và phổ biến kỹ thuật chăm sóc, thu hái sản phẩm đến từng hộ gia đình. Cùng đó, dưa chuột bao tử đến kỳ thu hoạch sẽ được Công ty HARIMEC bao tiêu sản phẩm và xuất khẩu.

       Ông Lê Thu Ngà tại khu 2, xã Hương Lung là một trong những hộ có diện tích trồng dưa bao tử xuất khẩu lớn nhất của xã, cho biết: "Năm nay gia đình tôi trồng 2 sào dưa bao tử. Cây có ưu điểm dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, cho giá trị kinh tế cao và có đầu ra cho sản phẩm. Sau 35 ngày trồng, dưa bắt đầu cho thu hoạch liên tục trong vòng 2 tháng với năng suất bình quân đạt từ 2-2,5 tấn/sào, doanh nghiệp thu mua với 3 mức giá: Quả loại 1 mức 5.500 đồng/kg, loại 2 mức 4.000 đồng/kg và loại 3 mức 3.000 đồng/kg. Trừ các khoản chi phí, mỗi sào cho lãi trên 5 triệu đồng, cao gấp 3 lần so với trồng lúa".

  Có thể khẳng định, việc đưa cây dưa chuột bao tử xuất khẩu vào trồng đã và đang góp phần thay đổi tập quán sản xuất, mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân xã Hương Lung. Đó là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị hiệu quá kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác, góp phần tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM .

Chi cục Phát triển nông thôn

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website