1. Bón phân đúng lúc, đúng loại.
2. Tưới nước đúng thời gian:
Cây trồng chậu: Mùa khô tưới 2
lần/ngày, mùa mưa mỗi ngày tưới 1 lần. Cây trồng đất: Mùa khô, ngày tưới
1 - 2 lần, mùa mưa có thể 1 - 2 ngày tưới/lần.
Ảnh minh họa ( Nguồn: Internet)
Cần lưu ý trong cả hai trường hợp khi
mùa mưa sắp dứt, phải tưới đẫm nước mỗi ngày cho đến tháng 12 âm lịch
mới giảm dần lượng nước tưới: 2 ngày tưới một lần chuẩn bị lặt lá mai.
Cần lưu ý tưới nước đều vào cuối mùa mưa đến Tết Nguyên đán theo hướng
dẫn, nếu đến giữa tháng 10- 11 bộ lá còn xanh là tốt nhất, nếu lá đã
chuyển sang vàng, hoa nở lác đác cần hãm hoa lại bằng cách tăng nước
tưới pha ít urê để cây đâm tược lá, chậm quá trình nở hoa.
3. Xem nụ: Đến rằm tháng 8 âm lịch cây
mai đã có nụ non nếu thấy ít nụ cần tăng cường bón thúc thêm một lần
phân NPK 15-30-15 là 100 gr/gốc để mai có nụ nhiều hơn.
4. Lảy lá: Thông thường ta lảy lá vào rằm tháng Chạp, tuy nhiên có thể lảy lá sớm hay trễ tuỳ thuộc vào:
• Nụ lớn: Thường lảy lá vào 17,18,19 tháng Chạp.
• Nụ nhỏ: Lảy lá vào 13 - 14 tháng Chạp.
• Mai ghép nhiều cành như:
Mai giảo: Lảy từ 10-13 tháng Chạp.
Mai 24 cánh lảy từ 8-12 tháng Chạp.
Mai 100 cánh lảy từ 6-10 tháng Chạp.
• Tình trạng sức khoẻ của cây mai: Cây khoẻ lảy lá sớm, cây yếu lảy lá trễ và cắt bớt nụ hoa.
• Thời tiết trở lạnh: Lảy lá sớm hơn 5-7 ngày hoặc tưới nước ấm 35-42 độ C, ngày 2 lần.
• Thời tiết nóng: Lảy lá trễ hơn 1-3
ngày, sau khi lảy lá đến 23 tháng Chạp nếu thấy nụ mai tróc vỏ lụa
nhiều, nở đúng tết, nếu chưa tróc vỏ lụa có thể:
• Tưới nước vào buổi trưa .
• Phun thuốc kích thích như: Aron 1-2% phun 2 lần, mỗi ngày 1 lần. Hoặc Dekamon 1% phun 3 lần, mỗi ngày 1 lần
Nếu đến 23 tháng Chạp nụ xanh, lớn,
hoa nở sớm có thể dùng lòng trắng trứng vịt phun lên nụ để giữ hoa không
nở, sau đó tưới nước rửa vào trưa 29 tháng Chạp. Cần lưu ý biện pháp
này chỉ giúp cây chậm nở hoa 1-2 ngày nếu kéo dài cây sẽ bị rụng nụ.
Nguồn: danviet.vn