-
Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức Hội chợ làng nghề Việt Nam và Hội thảo quốc tế về chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2018 tại Hà Nội.
-
Đồng chí Cao Ngọc Hoành - Chủ tịch UBND xã Cao Xá cho biết: Ngay sau khi được công nhận NTM, xã Cao Xá đã có các giải pháp cụ thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí cho từng năm, nhất là đối với các tiêu chí như: Thu nhập, hộ nghèo, y tế, môi trường, hệ thống chính trị, trong đó tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.
-
Đồng chí Cao Ngọc Hoành - Chủ tịch UBND xã Cao Xá cho biết: Ngay sau khi được công nhận NTM, xã Cao Xá đã có các giải pháp cụ thể nhằm duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí cho từng năm, nhất là đối với các tiêu chí như: Thu nhập, hộ nghèo, y tế, môi trường, hệ thống chính trị, trong đó tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu.
-
Ngày 19 - 3, đồng chí Nguyễn Thanh Hải – Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tới dự và trao giải cuộc thi viết về chủ đề “Xây dựng nông thôn mới” trên Báo Phú Thọ do Báo Phú Thọ và Sở NN và PTNT phối hợp tổ chức.
-
Người dân Lâm Thao có truyền thống thâm canh rau từ lâu đời nhưng chủ yếu trồng theo kinh nghiệm, chưa áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả kinh tế không cao. Sản xuất rau của nông dân trên địa bàn chủ yếu vẫn theo quy mô gia đình, diện tích nhỏ, phân tán và làm theo phương pháp truyền thống dựa vào khai thác lợi thế tự nhiên, theo mùa vụ. Theo xu thế của thị trường, khi người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn sản phẩm an toàn và nhận thấy lợi ích của mô hình này, nhiều hộ dân đã tự nguyện tham gia mô hình trồng rau an toàn. Nhiều xã trên địa bàn huyện đã xây dựng mô hình trồng rau an toàn và được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức.
-
Là một trong những địa phương đặc biệt khó khăn của huyện Thanh Sơn, xã Yên Sơn có 65% cư dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Do đất để phục vụ trồng lúa, hoa màu rất hạn chế, xã đã tận dụng gần 4 nghìn ha đất rừng phát triển cây lâm nghiệp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Đó là một trong những hướng đi quan trọng để phát huy nội lực trong dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tạo đà cho xây dựng nông thôn mới.
-
Xây dựng nông thôn mới đã và đang trở thành phong trào sôi nổi, rộng khắp ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ tham gia, góp phần từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương.
-
Để nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã chỉ đạo các xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quy hoạch thành các vùng trồng rau an toàn, cây ăn quả, từ đó giúp người nông dân có thu nhập cao.
-
Những năm qua, kinh tế nông nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển khá, khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và hạn chế cần tập trung khắc phục để có thể phát triển bền vững, khẳng định vai trò, tầm vóc của mình.
-
Nắm bắt được khoa học kỹ thuật cộng thêm mạnh dạn đầu tư với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình, nhiều nông dân của xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắk Nông đã trở thành tỷ phú.
-
Ngày 31-12, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố và đón nhận Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 cho huyện Lâm Thao.
-
Thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, giải quyết việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh những đóng góp tích cực về mặt kinh tế thì vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất tại các làng nghề cũng đã gây sức ép không nhỏ lên môi trường nông thôn.
-
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn huyện Lâm Thao có rất nhiều thuận lợi: Huyện được xác định là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, đồng thời là huyện nằm trong vùng trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh khu vực nông thôn được đầu tư xây dựng khá đồng bộ; nông dân có ý thức, năng động trong cách nghĩ, cách làm, dầy dạn kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; chính trị xã hội ổn định; các cơ chế, chính sách của Nhà nước, của tỉnh được ban hành mới cụ thể và đồng bộ…
-
Từng biết đến là người đầu tiên ở Việt Nam thuần hóa và nuôi thành công giống vịt trời, giờ đây, trung bình mỗi năm anh Tô Quang Dần ở xã Đông Phú, huyện Lục Nam, Bắc Giang bán ra thị trường hàng nghìn vịt giống và vịt thương phẩm, thu về hàng tỷ đồng.
-
Xác định để hoàn thành xây dựng nông thôn mới cần có sự chung
tay của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, Ủy ban MTTQ và các tổ chức
đoàn thể huyện Lâm Thao đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp
nhân dân đoàn kết, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, đề cao
vai trò của từng hộ gia đình, của cộng đồng, nhằm thực hiện thắng lợi
chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.