Bí thư Tỉnh ủy Bùi Minh Châu phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát
Tham gia Đoàn giám sát có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy, các Ban của HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ, Đoàn ĐBQH tỉnh.
Làm việc với Đoàn giám sát có các đồng chí: Bùi Văn Quang - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thanh Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Đại Dũng - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và các huyện: Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập.
Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang phát biểu làm rõ kết quả đạt được và tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh
Tại buổi giám sát, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang giải trình, phân tích, làm rõ những kết quả đạt được; tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Đồng chí khẳng định: Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; tổ chức thực hiện các chương trình MTQG đảm bảo đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng (DTTS&MN).
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Dương Hoàng Hương phát biểu ý kiến về việc tổ chức thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Minh Châu ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực vào cuộc của UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2023.
Đồng chí nhấn mạnh: Việc triển khai các chương trình MTQG đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nhất là đối với vùng đồng bào DTTS&MN, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vướng mắc như bộ máy giúp việc chưa đồng bộ, rõ ràng, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ nại của một bộ phận người dân… gây khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu trong thời gian tới, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo, rà soát lại cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện các chương trình, đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, hiệu quả đầu tư, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Đánh giá kết quả từ nhóm mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, các dự án, tiểu dự án, đối tượng thụ hưởng; xác định rõ nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, cơ quan điều phối, các đơn vị thực hiện; đề ra các giải pháp kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Đồng chí nhấn mạnh: Quá trình triển khai không thực hiện các chương trình MTQG phải đảm bảo đúng quy định. Căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương để lựa chọn triển khai các nội dung đầu tư có hiệu quả, phục vụ mục tiêu lâu dài. Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ tạo sinh kế cho người dân, giúp người dân được thụ hưởng chính sách một cách kịp thời.
Đối với những vấn đề còn băn khoăn, chưa rõ trong quá trình triển khai thực hiện, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu kiên quyết không triển khai, tránh để thất thoát, lãng phí nguồn vốn. Đặc biệt, không được điều chuyển nguồn vốn không đúng mục tiêu.
Đồng chí giao các sở, ngành của tỉnh tổng hợp những vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình MTQG để kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp, hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Hải phát biểu ý kiến về các giải pháp hoàn thành các chỉ tiêu các các chương trình MTQG
Tại buổi giám sát, các đại biểu đã tập trung thảo luận, làm rõ những tồn tại, khó khăn như: Một số văn bản hướng dẫn của bộ, ngành quản lý chương trình, dự án ban hành còn chưa kịp thời; việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình MTQG ở một số dự án ở cấp huyện còn chưa quyết liệt; việc triển khai dự án 2 về sắp xếp, bố trí ổn định dân cư còn chưa có định mức hỗ trợ kinh phí di chuyển các hộ từ nơi ở cũ đến nơi ở mới; các dự án, tiểu dự án nhỏ lẻ, manh mún triển khai trên địa bàn rộng, đối tượng nhiều; tiến độ giải ngân vốn sự nghiệp chậm, nhất là đối với nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng phát biểu ý kiến về những khó khăn trong triển khai các dự án thuộc các các chương trình MTQG
Thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Phú Thọ đã huy động được tổng nguồn vốn trên 5.846 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương là trên 1.723 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương trên 2.143 tỷ đồng. Việc tổng hợp, phân bổ các nguồn vốn được triển khai sớm; thực hiện bố trí vốn tập trung, giảm tối đa các dự án mới, tăng số dự án hoàn thành, hoàn thành quyết toán.
Tính đến ngày 31/1/2024, tổng số vốn đã giải ngân là trên 1.264 tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch vốn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó vốn kế hoạch năm 2022 là trên 589 tỷ đồng (đạt 87,8%); vốn kế hoạch năm 2023 là trên 633 tỷ đồng (đạt 69,4%).
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Đinh Công Thực phát biểu ý kiến liên quan về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn sự nghiệp
Trong quá trình thực hiện các chương trình, tỉnh Phú Thọ đã lồng ghép các nguồn vốn đạt hiệu quả tích cực. Đến nay, có 4/5 mục tiêu, nhiệm vụ đã hoàn thành so với quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao. Đời sống người dân được cải thiện; diện mạo nông thôn, nhất là nông thôn miền núi, vùng DTTS&MN đã có sự thay đổi rõ nét. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã được đầu tư, phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Trung Kiên phát biểu ý kiến về việc việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình MTQG ở một số dự án ở các địa phương
Đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay có 7 đơn vị cấp huyện có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó 6 đơn vị công nhận đạt chuẩn/hoàn thành xây dựng NTM; 136/196 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 69,4%; 1.641/2.040 khu dân cư đạt chuẩn NTM, chiếm 80,4% số khu dân cư nông thôn, trong đó số khu đạt chuẩn kiểu mẫu đạt 129 khu. Dự kiến đến hết năm 2025, tỉnh Phú Thọ sẽ hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu Chính phủ giao.
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Huyền phát biểu về việc tháo gỡ những khó khăn trong triển khai các dự án thuộc các các chương trình MTQG
Về chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo 4,44% (giảm 0,75%, vượt kế hoạch); tỷ lệ hộ cận nghèo 3,60% (giảm 0,58%, vượt kế hoạch); mức giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 0,75% (vượt kế hoạch). Dự kiến đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phạm Thị Kim Loan phát biểu về những khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN
Đối với chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN đã giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Tính đến nay đã hỗ trợ xây nhà cho 274 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.476 hộ; hỗ trợ mua sắm máy móc, nông cụ chuyển đổi nghề cho 1.453 hộ; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định khu dân cư tại 3 huyện Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Sơn. Các địa phương vùng DTTS&MN đã dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống. Dự kiến đến hết năm 2025, các chỉ tiêu của chương trình cơ bản đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Quang cảnh hội nghị
Lệ Thủy (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ)