5 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Đào tạo nghề cho LĐNT chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của LĐNT và yêu cầu của thị trường lao động, gắn với đào tạo theo quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của từng địa phương. Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được tăng cường đầu tư với tổng kinh phí đầu tư trên 156 tỷ đồng. Chất lượng dạy nghề cho LĐNT mang lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho LĐNT, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 42,5% lên 52%. Trong 5 năm (2009 - 2014), số LĐNT được hỗ trợ học nghề từ ngân sách Trung ương theo Chương trình mục tiêu là trên 24 nghìn người. Tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt trên 81%. Số cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng là gần 5.000 lượt người. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho LĐNT còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: cơ cấu đào tạo nghề cho LĐNT chưa hợp lý, chủ yếu dạy nghề nông nghiệp, tỷ lệ dạy nghề phi nông nghiệp còn thấp; công tác quản lý, theo dõi lớp học chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng “đánh trống ghi tên”, bỏ học, học theo phong trào; việc rà soát nhu cầu, xây dựng kế hoạch dạy nghề cho LĐNT hằng năm chưa sát thực tiễn... Giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh phấn đấu đào tạo nghề cho 84.400 LĐNT; tỷ lệ LĐNT có việc làm sau đào tạo nghề đạt từ 75% trở lên; bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho khoảng 5.000 lượt cán bộ, công chức cấp xã.
Trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phấn đấu tăng tỷ lệ LĐNT có việc làm sau đào tạo nghề; Ban Chỉ đạo triển khai Đề án cấp huyện và các cơ sở dạy nghề tập trung đánh giá kết quả đào tạo nghề cho LĐNT sau 5 năm; sớm xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Đề án năm 2015, trong đó ưu tiên dạy nghề cho hộ nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo nghề để nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người lao động; tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện cho các trung tâm dạy nghề; đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và người dạy nghề; nâng cao chất lượng khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo nghề sát với thực tế; xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, động viên cán bộ, công chức tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ; tăng cường công 
tác kiểm tra, đánh giá, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án./.

Nguồn: Ban tuyên giáo tỉnh uỷ.

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website