Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Hạ Hòa
Tập huấn kiến thức sử dụng thuốc thú y ở xã Vô Tranh

Ông Đỗ Văn Lượng- Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Huyện Hạ Hòa  hiện có gần 70 nghìn người đang trong độ tuổi lao động. Thực hiện các tiêu chí giảm nghèo bền vững, huyện đã chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đây là khâu đột phá để phát triển kinh tế- xã hội của các xã. Hiện nhiều địa phương đã có tỷ lệ người lao động qua đào tạo  cao như: Thị trấn Hạ Hòa, các xã: Mai Tùng, Minh Hạc, Ấm Hạ, Chuế Lưu, Xuân Áng, Vụ Cầu, Văn Lang, Hà Lương, Động Lâm... Năm 2013, huyện đã đào tạo nghề cho 1.500 lao động, thu hút gần 1.600 lao động nông thôn tham gia các lớp đào tạo. Có 21/23 xã đăng ký mở các lớp dạy nghề, trong đó có 6 lớp nghề phi nông nghiệp, 15 lớp nghề nông nghiệp với các ngành nghề sửa chữa máy nông nghiệp, chế biễn gỗ, thêu ren, chế biến chè, kỹ thuật trồng và khai thác rừng, kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm... Huyện còn phối hợp với Trung tâm dạy nghề Hạ Hòa, Trung tâm giới thiệu việc làm Phú Thọ, Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ, Trường cao đẳng nghề cơ điện Phú Thọ mở 13 lớp đào tạo với 450 lao động tham gia.

Do chú trọng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đến hết năm 2013, cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực. Nông, lâm nghiệp đạt 63,3%; công nghiệp- xây dựng 19,7%; dịch vụ 17%. Từ các chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà hiện nay nhiều lao động nông thôn đã có việc làm khá ổn định trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp; công nghiệp- xây dựng; dịch vụ. Trong năm 2013, đã có hơn 1.600 lao động được giải quyết việc làm mới, đạt 108% so với kế hoạch đề ra. Trong đó, đi lao động nước ngoài 275 người; tạo việc làm từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm 143 người; tuyển dụng vào cơ quan nhà nước, doanh nghiệp 350 người... Nhiều xã đã tạo việc làm mới hiệu quả như: Thị trấn Hạ Hòa, các xã Hiền Lương, Đan Thượng, Gia Điền, Xuân Áng, Vô Tranh, Đại Phạm. Trên địa bàn, cơ bản là lao động có việc làm, song thu nhập của người lao động vẫn còn thấp, chủ yếu từ sản xuất nông lâm nghiệp; việc làm của người lao động trong các doanh nghiệp chưa ổn định; một số cấp ủy, chính quyền xã chưa chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động; công tác phối hợp giữa cơ sở dạy nghề với Phòng LĐ-TB&XH, một số UBND xã trong việc tuyển sinh còn hạn chế. Đáng chú ý, có xã đăng ký mở lớp dạy nghề nhưng lại không tổ chức được lớp học như xã Đan Thượng hoặc một số xã, tuy người lao động có nhu cầu học tập nhưng lại không đủ số lượng mở lớp...
Để khắc phục tình trạng trên, huyện đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, sự cần thiết trong việc nâng cao trình độ, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn giúp người lao động có thông tin, chủ động tham gia đăng ký học nghề, từ đó tìm kiếm việc làm. Huyện tăng cường chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề từ hình thức tập trung đến ngắn hạn, lưu động nhằm tạo cơ hội cho người lao động có cơ hội học tập nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất kinh doanh; tăng cường phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất; tăng cường công tác tập huấn nhằm tạo điều kiện cho người lao động cập nhật kiến thức thường xuyên áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website