-
Thời gian qua, các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Phù Ninh đã có nhiều cách làm mới, phát triển tích cực, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
-
Nghị quyết số 22/2021/NQ-HĐND ngày 9/12/2021 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Việc triển khai chính sách hỗ trợ cây trồng, vật nuôi chủ lực, sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó có hỗ trợ sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu chè xanh Phú Thọ đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị của cây chè, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân vùng chè.
-
Vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) kiểu mới đã được khẳng định qua thực tế 35 năm đổi mới với nhiều thành tựu đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn. Nông dân Phú Thọ đã và đang không ngừng nâng cao vị thế, phát huy vai trò chủ thể của mình trong phát triển KT-XH, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
-
Hiện đại, an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường là những yếu tố then chốt trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, đặc biệt trong sản xuất nông sản thực phẩm. Để nâng cao giá trị của chuỗi nông sản thực phẩm, nhiều giải pháp đã được các cấp, ngành thực hiện, làm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Thực hiện hoạt động theo Luật HTX năm 2012, đến nay nhiều mô hình hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh, nhất là các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp đã phát huy vai trò trụ đỡ cho kinh tế hộ, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, tạo sự chuyển biến cho sản xuất, đời sống của bà con nông dân.
-
Ngày 7/12, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và 10 năm thi hành Luật HTX năm 2012 trong lĩnh vực phi nông nghiệp.
-
Biến đổi khí hậu và dịch COVID-19 đã và đang tác động mạnh mẽ tới hoạt động của phần lớn doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội, trong đó có khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX). Để vượt qua khó khăn đòi hỏi các HTX phải chủ động tìm giải pháp để nâng cao năng lực thích ứng trong tình hình mới.
-
Những năm qua, bên cạnh sự chủ động của bà con xã viên, chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp đã giải phóng sức lao động cho kinh tế tập thể ở nông thôn, giúp các tổ hợp tác và Hợp tác xã (HTX) tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương.
-
Với tiềm năng, lợi thế về các sản phẩm chuyên nghiệp cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ của tỉnh, thời gian qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, đồng thời giúp phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng gia tăng giá trị nông sản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của vùng Đất Tổ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
-
Thành phần kinh tế tập thể (KTTT) được “khai sinh” sau sự kiện ngày 11/4/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư kêu gọi điền chủ, nông gia Việt Nam tham gia hợp tác xã nông nghiệp. 75 năm đã trôi qua, KTTT mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trước cơ hội và thách thức của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, KTTT luôn đổi mới để bắt nhịp với thời cuộc.
-
Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất có vai trò quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo động lực, nền tảng vững chắc, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn. Tại huyện Yên Lập, 100% xã đã hoàn thành tiêu chí số 13, nhờ có sự đóng góp tích cực của các HTX qua việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, chuyển đổi mô hình, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.
-
Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hình thức tổ chức sản xuất là tiêu chí quan trọng bắt buộc. Sau 10 năm triển khai, đến nay toàn tỉnh đã có 86 xã đạt chuẩn NTM trong đó có sự đóng góp tích cực của các Hợp tác xã (HTX) qua việc đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động. Cùng với việc chuyển đổi mô hình theo Luật HTX năm 2012, các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.
-
Xác định ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp là nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, tỉnh đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung dồn đổi, tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp CNC… Nhờ đó, nông nghiệp CNC của tỉnh đã từng bước hình thành; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.
-
Phú Thọ hiện đứng thứ 4 về diện tích, thứ 3 về sản lượng chè trong số các tỉnh sản xuất chè của cả nước. Năm 2018, diện tích trồng chè của tỉnh là 16,2 nghìn ha; trong đó, có 15,6 nghìn ha diện tích chè cho sản phẩm. Năng suất chè búp tươi bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt hơn 111 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi ước đạt gần 173 nghìn tấn.
-
Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn của sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, là mũi nhọn trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh Phú Thọ cũng có nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại, qua đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.