-
Được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998, đến năm 2015 HTX dịch vụ nông nghiệp xã Đông Thành, huyện Thanh Ba chính thức chuyển đổi và hoạt động theo Luật HTX 2012. Với quy mô hoạt động trên phạm vi toàn xã, HTX đã thu hút 647 hộ là thành viên tham gia, với vốn góp bình quân 400.000 đồng/hộ. Để nâng cao hoạt động sau chuyển đổi, HTX tiến hành củng cố sắp xếp lại bộ máy hoạt động theo hướng tinh gọn, tập trung vào các ngành nghề chủ yếu như: Dịch vụ giống - vật tư - phân bón; dịch vụ tín dụng nội bộ; trồng rừng.
-
Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, song từ khi chuyển đổi và hoạt động theo Luật HTX 2012, nhiều mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh đã thực sự phát huy hiệu quả trong việc đổi thay nếp nghĩ, cách làm, nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết, đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân, tiến tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
-
-
Thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Luật Hợp tác xã 2012 theo tinh thần Thông báo số 892-TB/TU ngày 4/7/2013 của Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ, đến nay, mô hình kinh tế tập thể ở Thanh Sơn cơ bản đã có nhiều đổi mới, phát triển, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm cho người lao động.
-
Nắm bắt được khoa học kỹ thuật cộng thêm mạnh dạn đầu tư với mong muốn cải thiện kinh tế gia đình, nhiều nông dân của xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắk Nông đã trở thành tỷ phú.
-
Trong vài thập kỉ trở lại đây, ngành kinh tế thực phẩm có những bước tiến mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa hay còn gọi là kinh tế trang trại.Việc hình thành các trang trại được xem là nhân tố quyết định thúc đẩy phát triển sản xuất, chăn nuôi hàng hóa. Những mô hình trang trại hiệu quả đó đã thúc đẩy sự phát triển của nông, lâm, ngư, nghiệp.
-
Theo Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trong số 6 mặt hàng nông sản chính của Việt Nam, ngoại trừ chăn nuôi, 5 mặt hàng còn lại đều có cơ hội lớn khi xuất khẩu vào các nước đối tác tham gia TPP.
-
Trong những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã và đang
có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt số trang
trại, gia trại chăn nuôi sản xuất quy mô ngày càng tăng, các tiến bộ
khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh
học, xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được người dân quan tâm ứng
dụng. Phát triển trang trại chăn nuôi đã góp phần đưa giá trị tăng thêm
ngành chăn nuôi năm 2014 đạt 2.656 tỷ đồng, tạo việc làm tăng thu nhập
cho nhiều lao động nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên để phát
triển trang trại chăn nuôi bền vững còn nhiều vấn đề đặt ra.
-
Những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy,
chính quyền; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; Liên minh hợp tác
xã (HTX) tỉnh Phú Thọ đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động. Liên
minh HTX tỉnh ngày càng thể hiện rõ vai trò là tổ chức kinh tế - xã
hội, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các HTX, tổ hợp tác
(THT) và thành viên trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế tập thể (KTTT)
trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ,
góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
-
Quy luật phát triển của kinh tế hợp tác: không phủ định, không
thay thế kinh tế hộ mà làm cho kinh tế hộ có sức cạnh tranh tốt hơn và
thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu.
-
Ngày 27/12 Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội thảo với chủ đề “Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế”.
-
PTO- Là xã đồng bằng thuộc huyện Thanh Thủy, Xuân Lộc có lợi thế về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt ưu thế trên, trong những năm qua, Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) Xuân Lộc đã không ngừng nỗ lực, phát huy vai trò quản lý, điều hành, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của xã viên, tạo điều kiện để kinh tế tập thể địa phương phát triển.
-
PTO- Những năm qua, sự phát triển mô hình kinh tế trang trại (KTTT) trên địa bàn tỉnh đã từng bước khẳng định, đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt là đã giải quyết được những vấn đề mà kinh tế hộ gia đình trước đây khó thực hiện được. Cụ thể như áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất hàng hoá; tạo sự liên kết dịch vụ sản xuất; chủ động tiếp cận thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm. Từ đó đã có bước chuyển dịch từ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nét chung của chủ trang trại là những nông dân có ý chí làm giàu, biết khai thác thế mạnh của từng vùng, nắm bắt thị trường đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi mang lại thu nhập cao trong sản xuất.
-
PTO- Được thành lập từ năm 2003, ngành nghề chính của Hợp tác xã dịch vụ điện năng Minh Đài là truyền tải và phân phối điện. Đầu năm 2014, Hợp tác xã tiếp tục mở rộng các ngành nghề kinh doanh, đổi tên thành Hợp tác xã Nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, dịch vụ điện năng, xây dựng xã Minh Đài, huyện Tân Sơn (gọi tắt là HTX Minh Đài) với vốn điều lệ đạt 1,4 tỷ đồng, gồm 7 cán bộ công nhân viên, trong đó vẫn chú trọng ngành nghề chính là dịch vụ điện năng và xây dựng.
-
Luật
HTX số 23/2012/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2012 có hiệu
lực thi hành từ ngày 01/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
193/2013/NĐ- CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật
HTX; Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành thông tư số 03/2014/TT/BKHĐT ngày
26/5/2014 hướng dẫn đăng ký HTX và chế độ báo cáo tình hình hoạt động
của HTX