-
Là một xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Thanh Thủy với
diện tích tự nhiên hơn 601ha, có 8 khu dân cư, 1.402 hộ gia đình và
5.172 nhân khẩu, những năm gần đây, Thạch Đồng được nhiều người biết đến
không chỉ bởi nơi đây vốn có làng nghề truyền thống sản xuất tương làng
Bợ nổi tiếng mà còn bởi “tiếng lành” về một địa phương đã tích cực
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng và phát huy hiệu quả những thế
mạnh, tiềm năng, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an
sinh xã hội, tạo việc làm, thu nhập, cải thiện và nâng cao cuộc sống
cho người dân.
-
Khi trao đổi về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp của xã Hợp Hải –
một xã trọng điểm lúa, đạt tiêu chí nông thôn mới của huyện Lâm Thao,
đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Bây giờ làm ruộng nói riêng, sản
xuất nông nghiệp nói chung khác xưa nhiều. Hầu hết công đoạn nặng nhọc
đã được cơ giới hóa, nên lao động trực tiếp giảm đi nhiều nhưng sản
lượng và giá trị sản xuất vẫn tăng đáng kể. Ông kể trong xã nhiều hộ ở
nhà chỉ còn hai ông bà già nhưng hàng năm vẫn làm cả mẫu ruộng, thu về
mấy tấn thóc.
-
PTO- Sản phẩm chè khô của các hộ sản xuất, chế biến chè ở làng
nghề chè Khuôn, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, đều được đại lý nhà anh
Nguyễn Văn Thư và một số đại lý trong làng thu mua. Chính vì đầu ra ổn
định nên nguồn thu nhập của người sản xuất và chế biến chè ở khu Khuôn
luôn được đảm bảo.
-
PhuthoPortal
- Chúng tôi về thăm Làng nghề sản xuất và chế biến nông lâm sản Công
Nông, xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa vào một buổi sáng se lạnh cuối thu. Tại
các xưởng chè khô, xưởng gỗ bóc của làng nghề không khí nhộn nhịp, người
dân lao động nơi đây đang hăng hái bắt đầu một ngày làm việc mới.
-
Làng nón bên dòng Sông Thao (xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ) đã nổi
tiếng từ lâu với những sản phẩm nón lá thanh tú, bình dị, bền đẹp.
-
Hiện nay trong tổng số 52 làng nghề của tỉnh được công nhận, huyện Tam Nông chỉ có 2 làng nghề, đó là làng mộc Minh Đức xã Thanh Uyên được công nhận năm 2004, làng đan lát làng Bắc xã Hiền Quan được công nhận năm 2011.