Kinh nghiệm phát triển giao thông ở Thanh Thủy

Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong 3 năm qua xã Xuân Lộc đã huy động nhân dân đóng góp tiền, công lao động và hiến đất để đầu tư nâng cấp hơn 20 km đường GTNT.  - Đường giao thông qua khu 8 được nâng cấp tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
Thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong 3 năm qua xã Xuân Lộc đã huy động nhân dân đóng góp tiền, công lao động và hiến đất để đầu tư nâng cấp hơn 20 km đường GTNT.
- Đường giao thông qua khu 8 được nâng cấp tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Mạng lưới giao thông của toàn huyện Thanh Thủy có gần 800 km, trong đó có 6 tuyến tỉnh lộ dài 61km, 13 tuyến huyện lộ dài 62,7km và 675,3km đường trục xã, thôn, xóm, ra đồng, lên đồi. Về tổng thể cơ cấu mạng lưới giao thông trên địa bàn tuy được phân bổ đồng đều, hợp lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu giao lưu đi lại và phục vụ sản xuất, song chất lượng nhiều tuyến giao thông vẫn chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của từng cấp đường, loại đường theo quy định của Bộ Giao thông vận tải cũng như các chỉ tiêu kỹ thuật trong tiêu chí số 2 về giao thông trong NTM. Trước yêu cầu phải đầu tư nâng cấp, cải thiện chất lượng các tuyến giao thông, huyện Thanh Thủy đã trăn trở tìm nhiều giải pháp, song với đặc thù huyện miền núi, đời sống của đại bộ phận dân cư còn khó khăn, việc huy động kinh phí, vật tư trong nhân dân làm đường giao thông còn nhiều hạn chế, đặc biệt là ở những xã nghèo, xã vùng dân tộc thiểu số mật độ dân cư phân bố không đồng đều, trong khi thời tiết diễn biến thất thường, mưa lũ kéo dài... tác động không nhỏ đến mạng lưới giao thông. Khắc phục khó khăn trên, những năm qua huyện Thanh Thủy đã chỉ đạo các địa phương trong huyện bám sát Nghị quyết 01/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển GTNT giai đoạn 2011- 2015 và Chương trình xây dựng NTM, tuyên truyền vận động nhân dân, doanh nghiệp tích cực tham gia làm đường giao thông theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tranh thủ huy động lồng ghép các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho giao thông; khuyến khích các địa phương có cách làm hay, sáng tạo trong huy động nguồn lực tại chỗ. Điển hình như  xã Xuân Lộc, mặc dù không phải xã điểm trong chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, nhưng đến hết năm 2014 Xuân Lộc đã đạt 19 tiêu chí NTM, trong đó tiêu chí giao thông vốn từng bị liệt vào tiêu chí khó thực hiện. Xuân này trở lại Xuân Lộc, diện mạo của xã đã thay đổi nhiều so với trước, không còn những con đường đất bụi bẩn, thay vào đó là đường bê tông, đường nhựa chạy suốt các khu dân cư, qua các cánh đồng; đường làng ngõ xóm phong quang, sạch đẹp.  Toàn xã hiện có 8 khu dân cư với 6.033 nhân khẩu/1.554 hộ, mặc dù nguồn sống chính là sản xuất nông nghiệp kết hợp chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ song nhờ biết phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau phát triển sản xuất mà trong 3 năm trở lại đây người dân Xuân Lộc đã đóng góp hàng tỷ đồng để đầu tư nâng cấp hơn 20 km đường GTNT theo phương thức Nhà nước đầu tư xi măng, nhân dân tự nguyện hiến đất giải phóng mặt bằng, đóng góp cát, sỏi, công lao động làm đường. Hay như xã Yến Mao - một xã miền núi có 70% đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Mường), cách đây 6 năm chất lượng đường giao thông của xã rất thấp, nhất là ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhưng sau một thời gian được Nhà nước quan tâm đầu tư thông qua các chương trình dự án: 135, NTM…, cộng với khai thác tốt các nguồn nội lực tại địa phương để nâng cấp đường giao thông nên đến nay nhiều tuyến giao thông trong khu dân cư, đường trục xã đã được bê tông hóa, tỷ lệ cứng hóa mặt đường đạt hơn 50%.  

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bá Bào - Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Thanh Thủy cho biết: “Công tác phát triển GTNT của huyện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, sự đầu tư hỗ trợ từ các cấp, các ngành của Trung ương và tỉnh. Nhiều năm nay, phong trào phát triển GTNT đã trở thành một trong những phong trào được các ngành, đoàn thể địa phương tham gia hưởng ứng mạnh mẽ; nhận thức của nhân dân về phát triển GTNT được nâng lên. Chỉ tính riêng năm 2014 nhân dân trong huyện đã hiến 30.226m2 đất làm đường giao thông, ước tổng trị giá khoảng 2,75 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm chúng tôi huy động  đầu tư cho  giao thông khoảng 70 - 80 tỷ đồng, do đó chất lượng đường giao thông trên địa bàn được cải thiện đáng kể”.  Được biết ngay trong năm 2014, toàn huyện Thanh Thủy đã huy động đầu tư cho giao thông 86 tỷ đồng đạt 115% KH năm, trong đó ngân sách tỉnh, Trung ương đầu tư: 41 tỷ đồng; ngân sách huyện, xã: 31 tỷ đồng; nhân dân đóng góp: 12 tỷ đồng, còn lại là nguồn khác. Kết quả đã cải tạo, nâng cấp được 102km đường các loại đạt 111% KH, làm mới được 2km đạt 200%KH, duy tu bảo dưỡng 750km lượt đường giao thông đạt 116% KH… góp phần nâng cao chất lượng mạng lưới GTNT toàn huyện. Nếu như trước năm 2011 tỷ lệ cứng hóa mặt đường giao thông của Thanh Thủy đạt dưới 50% thì đến nay: 90% đường huyện, 81% đường trục xã, 78% đường thôn xóm được cứng hóa đạt tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của Bộ GTVT, tỷ lệ đường ngõ xóm sạch không lầy lội vào mùa mưa đạt 66%, tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa xe cơ giới đi lại thuận tiện là 16%.

Một trong những kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả tiêu chí giao thông trong NTM chính là  huyện Thanh Thủy đã sát sao chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành, làm tốt công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân; vận dụng sáng tạo quy chế dân chủ ở cơ sở, phổ biến về quy trình kỹ thuật thi công và xây dựng đường GTNT; phổ biến kinh nghiệm hay, biện pháp tốt, các điển hình tiên tiến trong GTNT, đặc biệt trong việc làm đường BTXM, đường cấp phối để người dân thấy được làm đường giao thông là làm cho chính mình, gia đình và cộng đồng, từ đó đã huy động được tối đa sự đóng góp của nhân dân nơi có công trình đường giao thông đi qua. Về phía các địa phương cũng có nhiều biện pháp, hình thức huy động nguồn lực phong phú, phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, điển hình như xã: Xuân Lộc, Yến Mao, Trung Nghĩa, Hoàng Xá, Đồng Luận, Thạch Đồng, Tân Phương, Đào Xá,... Ngoài việc huy động bằng tiền, ngày công lao động, vật tư..., các  xã còn vận động nhân dân làm tốt công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án, nhiều hộ dân đã tự hiến đất ở, đất vườn, đất nông nghiệp; tự chặt hạ cây trồng, tháo dỡ vật kiến trúc để mở rộng đường giao thông, qua đó giúp các công trình đầu tư trên địa bàn đảm bảo tiến độ, giúp thực hiện tiêu chí giao thông thuận lợi, đáp ứng yêu cầu của tiến trình xây dựng NTM.

Nguồn: baophutho.vn

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website