Huyện Thanh Ba báo cáo đánh giá kết quả 04 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2014 - 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN THANH BA

 

Số: 01/BC-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Ba, ngày 15 tháng 01 năm 2015

BÁO CÁO

  Đánh giá kết quả 04 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2014 - 2016

   

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 04 NĂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

I. TÌNH HÌNH CHUNG.

1. Thuận lợi.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình trên địa bàn huyện có đầy đủ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, các bộ ngành của Trung ương; các văn bản của tỉnh Phú thọ, của các  sở ngành liên quan do vậy việc triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện tương đối thuận lợi.

Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt đề án được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban chỉ đạo nông thôn mới của Tỉnh, sự phối hợp của các Sở, ngành, sự triển khai chỉ đạo tích cực của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự tham gia đóng góp của người dân nên tiến độ rất nhanh, sát với tình hình thực tế của từng địa phương.

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương hợp với lòng dân và được cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp nhân dân trong huyện đồng tình ủng hộ.

2. Khó khăn.

Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề mới trong khi đó kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý và  điều hành chương trình chưa nhiều.

Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bô, đảng viên và nhân dân về xây dựng nông thôn mới chưa thật đầy đủ, còn nặng  tư tưởng ỷ nại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Nguồn lực đầu tư cho chương trình còn rất hạn chế và chưa kịp thời trong khi đó nội lực kinh tế khu vực nông thôn còn yếu, thu hút đầu tư vào khu vực này còn khó khăn.

Một số tiêu chí về nông thôn mới rất khó đạt như: tiêu chí về giao thông, thu nhập, hộ nghèo, thủy lợi, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, môi trường...

Song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng tình hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân nên việc tổ chức thực hiện chương trình đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH.

          1. Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành.

          1.1. Kết quả thành lập, hoạt động của Ban chỉ đạo và bộ phận giúp việc từ huyện đến cơ sở.

          Ngay sau khi Tỉnh Phú thọ chỉ đạo triển khai chương trình, UBND huyện đã chỉ đạo thành lập các ban chỉ đạo, quản lý, điều hành và thực hiện chương trình từ cấp huyện đến cơ sở đúng theo quy định, cụ thể: Thành lập Ban chỉ đạo, thường trực ban chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo cấp huyện; Chỉ đạo  các xã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý Chương trình cấp cơ sở và Ban Phát triển thôn cấp thôn.

          Các Ban chỉ đạo, Ban quản lý và các tổ giúp việc đều ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo thực hiện chương trình; được kiện toàn, bổ sung kịp thời khi có biến động về tổ chức, đảm bảo duy trì hoạt động chỉ đạo thường xuyên.

  1.2. Công tác quán triệt, phổ biến và hướng dẫn thực hiện.

 Các ban, ngành đã đẩy mạnh quán triệt, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phổ biến mục tiêu, ý nghĩa, nội dung của chương trình; quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Tăng cường công tác hướng dẫn lập quy hoạch, đề án, dự án, hướng dẫn triển khai các tiêu chí theo thứ tự ưu tiên. UBND huyện đã ban hành Chương trình hành động và tổ chức phát động thi đua "Toàn huyện chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015". Công tác phối hợp thực hiện các nội dung của chương trình được triển khai chặt chẽ, cụ thể: Ban chỉ đạo huyện và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã ban hành Chương trình phối hợp thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với xây dựng nông nông mới; các tổ chức đoàn thể Hội Cựu chiến binh; Hội Nông dân; Huyện Đoàn; Hội liên hiệp phụ nữ, đã chung sức vận động các thành viên tham gia xây dựng nông thôn mới. 

1.3. Ban hành các văn bản thực hiện chương trình.

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.  

Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới  huyện Thanh Ba đến năm 2020.  Hội đồng nhân dân huyện Thanh Ba đã có Nghị quyết số 105/2010/NQ-HĐND ngày 30/12/2010 về xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Ba đến năm 2020; UBND huyện đã ban hành Quyết định số: 532/QĐ-UBND ngày 6/4/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Ba, kèm theo phân công nhiệm vụ và quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc của Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Thanh Ba; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 22/7/2010 của UBND huyện về việc triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện đến năm 2020 trong đó xác định lộ trình cụ thể từng giai đoạn. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới  huyện: đã tổ chức các  hội nghị quán triệt, phổ biến các nội dung chương trình; Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn đôn đốc việc thực hiện; thành lập tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo; Ban chỉ đạo đã hướng dẫn, thẩm định, phê duyệt, quy hoạch, đề án chi tiết nông thôn mới của cấp xã; hướng dẫn xây dựng các đề án gắn với lĩnh vực ngành quản lý. Bên cạnh đó HĐND, UBND huyện đã ban hành các cơ chế, chính sách liên quan như: Chính sách hỗ trợ các chương trình nông nghiệp trọng điểm cấp huyện giai đoạn 2011-2015; Chỉ đạo ban hành các văn bản để thực hiện có hiệu quả các chương trình của tỉnh: chương trình huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đấu giá đất để xây dựng nông thôn mới, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo duc, đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa..

2. Công tác kiểm tra, giám sát.

Huyện ủy-HĐND-UBND huyện định kỳ hàng năm đều có kế hoạch tiến hành kiểm tra, giám sát đối với các xã trong việc chỉ đạo, triển khai chương trình tại cơ sở.

Các ban, ngành và các thành viên Ban chỉ đạo đã tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra  kết quả thực hiện từng tiêu chí xây dựng nông thôn mới do ngành phụ trách cũng như địa bàn được phân công chỉ đạo. Qua kiểm tra, giám sát đã kịp thời chấn chỉnh công tác chỉ đạo để đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiện Chương trình theo kế hoạch; đã chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở cũng như tổng hợp, phản ánh các kiến nghị của địa phương với cấp có thẩm quyền.

3. Công tác tuyên truyền vận động, tập huấn, đào tạo.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; nội dung của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Tổ chức phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới nhằm tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong thi đua xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng  cụm pano cấp huyện tuyên truyền về nông thôn mới đồng thời chỉ đạo các xã xây dựng, kẻ vẽ  158 pano, áp phích, 263 khẩu hiệu tuyên truyền, triển khai 286 loại văn bản chỉ đạo, cấp phát 205 sổ tay hướng dẫn, 60.000 tờ gấp tuyên tuyền đến các hộ gia đình. Phối hợp với Đài truyền hình Tỉnh, Báo Phú thọ xây dựng các chuyên trang, chuyên mục để phản ánh, tuyên truyền toàn diện về công tác chỉ đạo và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

           Về tập huấn cán bộ xây dựng nông thôn mới: Phối hợp với Văn phòng điều phối nông thôn mới của Tỉnh  tổ chức nhiều lớp tập huấn đến các đồng chí bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND, chủ tịch MTTQ, các đồng chí trong Ban chỉ đạo, Ban quản lý cấp xã  và trưởng khu hành chính của 26 xã; Cấp phát tài liệu, sổ tay xây dựng nông thôn mới đến từng khu dân cư.

Bên cạnh đó UBND huyện đã tổ chức 02 đợt tham quan học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ chỉ đạo cấp huyện, cấp xã tại tỉnh bạn, huyện bạn để từ đó vận dụng cụ thể vào điều kiện của địa phương.

4. Về tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới.

 Hưởng ứng cuộc vận động "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới" do Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 08/6/2011, UBND huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Toàn huyện chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015" Cụ thể:

 Đối với người dân: Đã chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới như: Bàn bạc, thống nhất phương án quy hoạch, xây dựng đề án; trực tiếp theo dõi, quản lý, giám sát thi công các công trình trên địa bàn; chủ động chỉnh trang nhà , cổng, sân vườn, ngõ xóm, ngõ nhà; khơi thông cống rãnh, vệ sinh môi trường nơi ở; áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đóng góp đối ứng với nhà nước để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và làm đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí ước 257 tỷ đồng.  Điển hình các xã: Đông Thành, Chí tiên, Đồng Xuân, Đỗ Xuyên, Đại an...

Các cơ quan, tổ chức đã chung sức xây dựng nông thôn mới như: Lực lượng quân đội, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể từ huyện tới cơ sở, một số con em địa phương, doanh nghiệp tự nguyện đóng góp giúp đỡ các địa phương xây dựng nông thôn mới thông qua các hoạt động như: tham gia phối hợp xây dựng, tổ chức thu gom rác thải bảo vệ môi trường nông thôn, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên tham gia sản xuất, phối hợp với ngân hàng chính sách giúp nông dân vay vốn phát triển sản xuất, xây dựng trường học, đường giao thông, cung ứng vật tư nông nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả...  

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN  CHƯƠNG TRÌNH.

1. Công tác lập quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới.

 Về công tác lập quy hoạch: Được bắt đầu triển khai thực hiện từ cuối năm 2010 và  đến tháng 10/2011 hoàn thành việc chỉ đạo lập, thẩm định và  phê duyệt quy hoạch nông thôn mới của 26/26 xã, đạt 100% kế hoạch. Chất lượng quy hoạch cơ bản đáp ứng được yêu cầu, công tác công khai, quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch bước đầu được các xã quan tâm.

 Về lập đề án:  Bắt đầu triển khai từ cuối năm 2011 và đến tháng 9/2012 đã hoàn thành phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của 26/26 xã đạt 100%.

2. Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới.

Đến 31/12/ 2014: Có 12/26 xã: đạt 7-9 tiêu chí; Có 10/26 xã: đạt 10-14 tiêu chí; Có 3/26 xã đạt 15-18 tiêu chí; 1/26 xã đạt 19 tiêu chí.

Như vậy sau 4 năm thực hiện chương trình, toàn huyện đã tăng thêm 156 tiêu chí, bình quân tăng 6,0 tiêu chí/xã/giai đoạn; (1,5 tiêu chí/ xã/năm).

Trung bình các xã đạt 11,11 tiêu chí/ xã. Bên cạnh đó có 67 tiêu chí gần đạt trên các lĩnh vực như: Cơ sở vật chất văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo, nhà ở dân cư....

3. Về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

           Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản nhằm tăng năng suất, sản lượng; áp dụng cơ giới hóa, giảm tổn thất sau thu hoạch. Phát triển kinh tế hợp tác, thành lập mới các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp.

           Công tác dịch vụ sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn: Đảm bảo đủ giống cho sản xuất, thực hiện đúng khung lịch thời vụ tạo bước chuyển biến tích cực, diện tích gieo cấy lúa vượt kế hoạch đề ra; mặc dù có thay đổi trong chính sách hỗ trợ giống lúa lai, song diện tích lúa lai của các địa phương được duy trì, diện tích lúa chất lượng cao tăng đáng kể, chiếm 20-25% diện tích gieo cấy, diện tích áp dụng SRI đạt cao; đẩy mạnh đầu tư thâm canh trong sản xuất được tăng cường. Triển khai nhiều mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới đạt kết quả tốt như: mô hình lúa chất lượng cao, mô hình ngô chất lượng cao, mô hình trồng cà chua trong nhà lưới có mái che, nuôi cá có thâm canh, nuôi gà an toàn sinh học sử dụng men vi sinh xử lý chất thải….

 Các chương trình nông nghiệp trọng điểm được triển khai tích cực đã góp phần đưa tăng trưởng của ngành nông nghiệp hàng năm đạt từ 5-7%. Tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ đối với chương trình nông nghiệp trọng điểm ước đạt:    6.000triệu đồng, vốn vay và vốn của người dân khoảng 50 tỷ đồng.

Về các dự án phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả của các Hợp tác xã được hỗ trợ trực tiếp từ nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới với tổng nguồn lực đạt 21.523,76 triệu đồng trong đó: Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ là 8.520 triệu đồng, người dân đối ứng là 13.003,76 triệu đồng. Các mô hình đã triển khai xây dựng gồm 158 mô hình: tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông với 77 lớp với 10.500 lượt người tham gia; Hỗ trợ giống cây trồng 612 ha, giống gia súc, gia cầm: 6.012 con, hỗ trợ phát triển cơ giới hóa cho hàng nghìn máy làm đất, máy phun thuốc trừ sâu, máy  gặt, máy bơm nước các loại...tổng số có khoảng 5600 hộ, nhóm hộ, Hợp tác xã tham gia hưởng lợi.

          4. Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

          4.1. Vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình xây dựng nông thôn mới.

          Tổng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ là:  29.809 triệu đồng, kinh phí do nhân dân đóng góp khoảng 8.500 triệu đồng.

          Đã hỗ trợ đầu tư xây dựng 46 công trình cơ sở hạ tầng thiết gồm: 41 công trình giao thông liên xã, liên thôn, ngõ xóm; 3 công trình thủy lợi, 01 công trình chợ; 01 công trình Trung tâm văn hóa thể thao xã.

          4.2. Các dự án, chương trình đầu tư lồng ghép.

Giai đoạn 2010-2014, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế nhưng  huyện đã tích cực tranh thủ sự quan tâm tạo điều kiện để thu hút sự đầu tư hỗ trợ xây dựng hạ tầng nông thôn đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp nên đã huy động được nhiều sự tham gia của người dân và cộng đồng. Kết quả đã chi đầu tư xây dựng 179 công trình trên các lĩnh vực: đường giao thông, thủy lợi, chợ, cơ sở vật chất trường học, văn hóa, điện nông thôn... với tổng kinh phí khoảng: 865 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là: 500 tỷ đồng; nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn khác là 110 tỷ đồng, người dân  hiến đất, ngày công lao động, cây cối, hoa màu khoảng 105 tỷ đồng. Bên cạnh đó các chương trình triển khai trên địa bàn như: Chương trình 135; Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công; Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo; Nước sạch vệ sinh môi trường với tổng nguồn lực huy động trên 150 tỷ đồng.

5. Về phát triển văn hoá, xã hội và môi trường nông thôn.

          - Về văn hóa: Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư "Tiếp tục được triển khai tích cực, đến nay có 82,5% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 95,7% khu dân cư văn hóa, 100% khu dân cư có nhà văn hóa. Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Du lịch huyện được thành lập, bước đầu hoạt động có hiệu quả. Thiết chế văn hóa, thể dục thể thao, Đài truyền thanh từ huyện đến cơ sở từng bước được nâng cấp theo tiêu chí nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể thao của cán bộ và nhân dân trong huyện.

          - Về y tế: Thực hiện Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người nghèo, huyện đã hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế, đến nay tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 80% (theo tiêu chí nông thôn mới là 70%).

          - Về giáo dục: Thực hiện Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015 và Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2020, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, nâng cao chất lượng, thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Toàn huyện đã có 29 trường đạt chuẩn quốc gia, 454 phòng lớp học đạt kiên cố với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng.

          - Về môi trường: Hiện tại các xã đang dần hình thành các tổ thu gom rác thải;  tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đến nay đạt trên 90%%. Tiêu chí môi trường có 3/26 xã đạt, chiếm 11,5%.

          - Công tác giảm nghèo: Các cấp ủy chính quyền đã chỉ đạo tích cực nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, bình quân mỗi năm tỷ lệ giảm nghèo giảm 3,6%; Xây dựng mới được hàng nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo và gia đình chính sách. Hàng năm thông qua các chương trình dự án đã giải quyết việc làm trên 1.800 người, xuất khẩu trên 300 lao động, đâò tạo nghề cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn. Có 4/26 xã đạt tiêu chí về hộ nghèo.

6. Về Xây dựng hệ thống chính trị và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Trình độ chuyên môn trình độ lý luận cán bộ cấp xã được chuẩn hóa, bên cạnh đó các xã đã thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn xây dựng nông thôn mới để nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chương trình.

Huyện đã quy định việc đánh giá phân loại bình xét thi đua khen thưởng cuối năm đối với các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế và các đoàn thể đều phải gắn với kết quả thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Tỉnh về phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, lấy đó làm căn cứ xếp loại thi đua khen thưởng.

Tình hình an ninh, trật tự ở nông thôn được giữ vững, thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; đến nay 88,5% xã đạt tiêu chí về An ninh trật tự. Tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ; bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Triển khai thực hiện quy chế tổ chức và hoạt động của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới; xây dựng và thực hiện đề án nâng cao chất lượng hiệu quả bảo vệ an ninh trật tự của lực lượng công an cấp xã.

7. Kết quả chỉ đạo đối với xã điểm Đông Thành.

Là xã đã được Tỉnh chọn là một trong các xã điểm của Tỉnh phấn đấu đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới trong năm 2014.  Ban chỉ đạo xã đã đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đặc biệt phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, xóa đói giảm nghèo. Xã đã xây dựng trên 40 mô hình phát triển sản xuất như:  mua máy móc phục vụ nông nghiệp; mô hình sản xuất chè; mô hình chăn nuôi lợn; mô hình chăn nuôi bò, mô hình chăn nuôi gà; mô hình trồng nấm; mô hình cà chua; mô hình cánh đồng mẫu lớn....với hơn 600 hộ, tổ chức, HTX tham gia hưởng lợi

Trong giai đoạn 2011-2014 tổng nguồn lực đầu tư hạ tầng trên địa bàn đạt gần 323 tỷ đồng trong đó: nguồn vốn trực tiếp từ chương trình xây dựng NTM là 6,6 tỷ đồng, nguồn vốn lồng ghép 190 tỷ đồng, ngân sách xã là 12,18 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 47,73 tỷ đồng với tổng 25 công trình đầu tư xây dựng như: chợ, hội trường UBND xã, đường liên xã, đường thôn xóm, nhà văn hóa, thủy lợi…

8. Về huy động nguồn lực.

Tổng huy động nguồn lực đến nay ước đạt: 1.534 tỷ đồng, trong đó: - Vốn ngân sách nhà nước trực tiếp cho chương trình XDNTM: 42,897 tỷ đồng. - Vốn ngân sách nhà nước đầu tư lồng ghép từ các chương trình, dự án: 865 tỷ đồng. - Vốn tín dụng: 200 tỷ đồng. - Vốn huy động từ cộng đồng dân cư ước đạt: 182,76 tỷ đồng. - Vốn huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp và nguồn lực khác ước đạt: 245 tỷ đồng.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG.

          1. Ưu điểm.

Các cấp, các ngành  trong huyện đã chỉ đạo triển khai đồng bộ, tích cực các nội dung của chương trình như: Quán triệt, phổ biến, hướng dẫn cụ thể hóa các nội dung của chương trình. Thành lập ban chỉ đạo, quản lý điều hành thực hiện chương trình ở các cấp; Ban hành kế hoạch giữa các đơn vị. Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới; Công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình được quan tâm.

Hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch, phê duyệt đề án  xây dựng nông thôn mới. Việc chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn, huy động các nguồn lực được chú trọng do vậy số tiêu chí đạt chuẩn tăng khá cao, nhiều tiêu chí được cải thiện về mức độ. Kinh tế xã hội của huyện tiếp tục phát triển, hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp đáng kể; an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; cơ cấu kinh tế, lao động tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Công tác thông tin tuyên truyền về chương trình được triển khai thường xuyên, liên tục do vậy nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân có sự chuyển biến đáng kể: người dân chủ động tham gia vào các nội dung của chương trình thông qua những việc làm cụ thể: Bàn bạc, trao đổi, thống nhất phương án quy hoạch chi tiết nông thôn mới cấp xã, trực tiếp theo dõi, quản lý giám sát đầu tư các công trình trên địa bàn; Chủ động chỉnh trang nhà, cổng, sân vườn, đường vào ngõ xóm, ngõ nhà, khơi thông cống, rãnh, vệ sinh môi trường nơi ở, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hiến đất, góp công, góp của để xây dựng các công trình…

          2. Một số tồn tại, hạn chế.

Kết quả thực hiện chương trình không đạt so với kế hoạch đề ra. Không đạt chỉ tiêu đến năm 2012 xã Đông Thành đạt chuẩn nông thôn mới; Các xã như: Đại An, Lương Lỗ, Đồng Xuân, Chí Tiên, Khải Xuân, Đông Lĩnh tuy có tăng một số tiêu chí nhưng rất khó có thể đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015.

Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới khó khăn về nguồn lực đầu tư, chủ yếu vẫn dựa vào vốn ngân sách nhà nước trong khi nguồn lực hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước còn rất hạn chế; nguồn lực huy động từ doanh nghiệp và  sức dân hết sức khó khăn. Trong thi công chủ yếu áp dụng hình thức chỉ định nhà thầu, việc giao cho cộng đồng dân cư thực hiện các công trình đơn giản theo hướng dẫn được rất ít; thiếu việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng sau khi đưa vào sử dụng. Chất lượng quy hoạch NTM tại các xã không đồng đều, một số nội dung phải điều chỉnh quy hoạch           Công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng dẫn đến còn một số cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhận thức chương trình xây dựng nông thôn mới là một phong trào, là một dự án đầu tư 100% của nhà nước do vậy đã xuất hiện tư tưởng trông chờ, ỷ nại. Một số xã chỉ tập trung vào đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, chưa chú trọng đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động và môi trường. Một số tiêu chí đòi hỏi cần phải có sự tuyên truyền vận động, tạo phong trào thi đua sôi nổi trong cả hệ thống chính trị để nhân dân chủ động thực hiện như: Tiêu chí 9( nhà ở dân cư), tiêu chí 17( môi trường), tiêu chí 11( hộ nghèo)...nhưng sự chỉ đạo, tuyên truyền thực hiện còn rất chung chung, kết quả còn rất hạn chế.

          Việc triển khai  thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chương trình nông thôn mới chưa được các xã chú trọng quan tâm vì vậy hiệu quả của các mô hình nông nghiệp chưa thực sự rõ rệt.  Công tác phát triển sản xuất, cơ cấu sản xuất ở nhiều xã còn mang nặng tính tự phát, ruộng đất còn manh mún; liên kết sản xuất giữa nông dân, doanh nghiệp và nhà khoa học còn ít; do đó chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Hoạt động của một số ban, ngành, một số thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý từ huyện đến cơ sở còn thiếu quyết liệt, sát sao, trách nhiệm các thành viên có được xác định nhưng thực tế triển khai còn hạn chế; Vai trò chung tay xây dựng NTM có hiệu quả chưa cao. Việc kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, chưa toàn diện; Cơ chế báo cáo kết quả thực hiện chương trình còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu gây khó khăn cho việc tổng hợp, báo cáo của cơ quan thường trực.         

3. Nguyên nhân của tồn tai, hạn chế.

3.1. Nguyên nhân khách quan.

Khủng hoảng của nền kinh tế thế giới giai đoạn 2010 - 2014 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế trong nước và đầu tư xây dựng NTM trên địa bàn.

Xuất phát điểm kinh tế khu vực nông thôn của huyện thấp, địa bàn rộng, đất đai manh mún, hạ tầng thiếu đồng bộ do vậy nhu cầu kinh phí để đầu tư nâng cấp là rất lớn trong khi đó biến đổi bất thường của điều kiện thời tiết, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm thường xuyên phát sinh.

Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình của cấp trên chưa kịp thời, một số tiêu chí và hướng dẫn triển khai thực hiện rất khó khăn thậm chí đã phải thay đổi ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện tại cơ sở.

Nguồn lực kinh phí của chương trình và các nguồn lực lồng ghép khác cũng rất hạn chế, cơ chế lồng ghép chưa rõ ràng do mỗi chương trình, mỗi dự án có hướng dẫn, có mục tiêu khác nhau.

3.2. Nguyên nhân chủ quan.

Bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo ở cấp huyện, cấp xã là cán bộ kiêm nhiệm, nên công tác tham mưu cho Ban chỉ đạo còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ tham mưu trên các lĩnh vực từ huyện đến cơ sở có năng lực, trình độ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ còn hạn chế.

Trong công tác chỉ đạo đôi khi còn nóng vội, việc lựa chọn mục tiêu, lộ trình và giải pháp còn thiếu đồng bộ. Một số xã còn lúng túng chưa xác định được lộ trình, giải pháp thực hiện, chưa xác định được tiêu chí nào cần làm trước, tiêu chí nào làm sau; Tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào sự hỗ trợ của nhà nước, coi trọng đầu tư hạ tầng, xem nhẹ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo vẫn diễn ra phổ biến.

4. Một số bài học kinh nghiệm.

Một là: Xây dựng nông thôn mới đòi hỏi với một quyết tâm cao và vào cuộc của cả hệ thống chính trị  do đó vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, việc cụ thể hóa và hướng dẫn của các ngành là rất quan trọng, sự vào cuộc của các tổ chức đoàn thể cùng với sự chủ động tham gia tích cực của nhân dân là điều kiện kiên quyết để thực hiện thành công chương trình.

Hai là: Coi trọng công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa của chương trình, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi khi tham gia; lấy xã làm địa bàn, nhân dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Trong đó nhấn mạnh: Xây dựng nông thôn mới là chương trình của dân, do dân và vì dân, nhân dân làm là chính; Cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, người dân đóng vai trò chủ thể cùng các tổ chức chính trị xã hội trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới; tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thụ động. Việc xây dựng nông thôn mới phải được tiến hành công khai, dân chủ, có sự bàn bạc thống nhất của nhân dân, do nhân dân trực tiếp làm và giám sát. Xác định rõ xây dựng nông thôn mới không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn phải tạo được sự chuyển biến trong tư duy, nhận thức, tập quán sản xuất, nếp sống sinh hoạt của mỗi hộ gia đình theo hướng văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ba là: Huy động, lồng ghép các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho chương trình, khuyến khích nhân dân cùng tham gia góp sức xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; trong đó phải xác định rõ được cơ chế huy động vốn của các thành phần tham gia; đặc biệt phát huy nguồn lực tại chỗ, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần thông qua các chương trình đầu tư theo quy hoạch và định hướng phát triển của từng giai đoạn; đồng thời làm tốt công tác vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn và con em quê hương cùng đóng góp, chung tay xây dựng nông thôn mới.

PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2014 - 2016

I. MỤC TIÊU.

    Tập trung chỉ đạo xã Đông Thành đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong năm 2014. Chỉ đạo các xã: Đại An, Đông Lĩnh, Chí Tiên, Đồng Xuân, Khải Xuân, Lương Lỗ, Đỗ Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015. Các xã còn lại tiếp tục phấn đấu tăng thêm từ 2 - 4 tiêu chí/năm theo thứ tự ưu tiên. Duy trì và giữ vững các tiêu chí đã đạt.

Phấn đấu có 100% cán bộ chủ chốt cấp xã; 70% cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới cấp xã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên sâu về xây dựng nông thôn mới. 70-80% cán bộ tham gia xây dựng nông thôn mới cấp thôn được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về xây dựng nông thôn mới.

          Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa; đặc biệt quan tâm về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng thu nhập, phát triển giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường và xây dựng hạ tầng nông thôn.

          II. KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU.

 Với  kết quả  đã đạt được và  sự tập trung chỉ đạo quyết liệt. Đến năm 2015,  huyện Thanh Ba phấn đấu có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới: Xã Đỗ Xuyên, Xã Chí Tiên, Xã Lương Lỗ.

II. NHIỆM VỤ .

1. Đối với các xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn.

1.1. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới (tiêu chí 1).

Thực hiện công bố, công khai quy hoạch và quản lý chặt chẽ quy hoạch đã được phê duyệt; cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án, dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt.

1.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Tiêu chí 2 (giao thông): Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông trục xã, liên xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ xõm; đường trục chính nội đồng đảm bảo tỷ lệ % theo quy định. Các xã cần tập trung: Đỗ Xuyên , Đại An, Đông Lĩnh, Chí Tiên, Đồng Xuân, Khải Xuân, Lương Lỗ...

- Tiêu chí 3 (thủy lợi): Tập trung đầu tư xây dựng cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi để cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; đảm bảo tỷ lệ % số km kênh mương cấp 3 được cứng hóa theo quy định. Các xã cần tập trung: Đại An, Đông Lĩnh, Chí Tiên, Đồng Xuân, Khải Xuân, Lương Lỗ...

- Tiêu chí 4 (điện): Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; phấn đấu đạt tỷ lệ % hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn theo quy định. Các xã cần tập trung: Đại An, Võ lao, Ninh dân

- Tiêu chí 5 (trường học): Tập trung đầu tư xây dựng các trường học, phấn đấu đạt tỷ lệ % số trường các cấp (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia theo tỷ lệ quy định. Các xã cần tập trung: Đông lĩnh, Đỗ Xuyên, Chí Tiên, Khải Xuân, Lương Lỗ...

- Tiêu chí 6 (cơ sở vật chất văn hóa): Tập trung đầu tư xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao xã; nhà văn hóa, khu thể thao thôn đạt chuẩn theo quy định. Các xã cần tập trung: Đông Lĩnh, Võ lao, Đỗ sơn, Thanh vân, Hoàng cương...

- Tiêu chí 7 (chợ nông thôn): Tập trung đầu tư xây dựng chợ theo quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn; phấn đấu chợ đạt chuẩn theo quy định. Các xã cần tập trung: Đại an, Khải xuân...

- Tiêu chí 8 (bưu điện): Tập trung đầu tư xây dựng để các xã đều có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có internet đến thôn. Các xã cần tập trung:Chí tiên, Hoàng cương..

- Tiêu chí 9 (nhà ở dân cư): Tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang nhà ở để đảm bảo không còn nhà tạm, nhà dột nát; phấn đấu đạt tỷ lệ % số nhà đạt tiêu chuẩn theo quy định. Các xã cần tập trung: Đông Lĩnh, Khải Xuân, Lương Lỗ...

1.3. Kinh tế và tổ chức xã hội.

- Tiêu chí 10 (thu nhập): Đẩy mạnh phát triển sản xuất, phấn đấu thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 18 triệu đồng trở lên. Các xã cần tập trung: Đỗ Xuyên , Đại An, Đông Lĩnh, Chí Tiên, Đồng Xuân, Khải Xuân, Lương Lỗ...

- Tiêu chí 11 (hộ nghèo): Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từng xã xuống còn 8%. Các xã cần tập trung:  Đại An, Đông Lĩnh, Chí Tiên, Đồng Xuân, Khải Xuân, Lương Lỗ, Ninh dân...

- Tiêu chí 12 (tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên): Phấn đấu tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động đạt từ 90% trở lên. Các xã cần tập trung:, Đại An, Đồng Xuân, Khải Xuân, Lương Lỗ...

- Tiêu chí 13 (hình thức tổ chức sản xuất): Phấn đấu các xã đều có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoạt động có hiệu quả. Các xã cần tập trung: Vũ yển, Yển khê, ...

1.4. Văn hóa - Xã hội - Môi trường.

- Tiêu chí 14 (giáo dục): Duy trì phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phấn đấu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) và tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tỷ lệ % theo quy định. Các xã cần tập trung: Đông Lĩnh, Khải Xuân, Lương Lỗ...

- Tiêu chí 15 (y tế): Phấn đấu nâng cao tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế; y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Các xã cần tập trung: Đỗ Xuyên , Đại An, Đông Lĩnh, Chí Tiên, Đồng Xuân, Khải Xuân, Lương Lỗ, Thanh vân...

- Tiêu chí 16 (văn hóa): Phấn đấu các xã có tối thiểu 70% số thôn, bản đạt chuẩn làng văn hóa theo quy định. Các xã cần tập trung: Quảng nạp, Hoàng Cương, Đỗ Sơn..

- Tiêu chí 17 (môi trường): 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp; nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch; chất thải được thu gom và xử lý theo quy định; phấn đấu đạt tỷ lệ % số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định. Các xã cần tập trung: Đỗ Xuyên , Đỗ Sơn, Đại An, Đông Lĩnh, Chí Tiên, Khải Xuân, Lương Lỗ...

1.5. Hệ thống chính trị.

- Tiêu chí 18 (hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh): Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ xã để đạt chuẩn theo quy định; phấn đấu đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”, các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Các xã cần tập trung: Đỗ Xuyên,  Đồng Xuân, Khải Xuân...

- Tiêu chí 19 (an ninh, trật tự xã hội): Phấn đấu các xã đều giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn. Các xã cần tập trung: Đỗ Xuyên ,Đỗ Sơn, Ninh Dân,...

2. Đối với các xã còn lại.

Công bố, công khai quy hoạch và quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng nông thôn mới được duyệt; Tiến hành xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án, đề án để cụ thể hóa các nội dung quy hoạch; huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện.

Đánh giá mức độ đạt được của từng tiêu chí theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo sự phù hợp với nguồn lực hiện có; Lựa chọn các tiêu chí để phấn đấu  theo hướng tiêu chí dễ thực hiện hơn thì làm trước, tiêu chí khó thực hiện hơn thì làm sau, đảm bảo tăng số lượng, chất lượng các tiêu chí hàng năm từ 2-4 tiêu chí.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các nội dung quy hoạch, kế hoạch về xây dựng nông thôn mới, cơ chế và các chính sách có liên quan nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng khu vực nông thôn để người dân tự giác tham gia công tác quy hoạch cũng như đầu tư phát triển theo quy hoạch. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới.

2. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị tham gia vào Chương trình; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân các cấp; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tham gia thực hiện Chương trình.

Thành viên Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình theo địa bàn và lĩnh vực được phân công; phát hiện và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc ở cơ sở cũng như chấn chỉnh các cá nhân, tổ chức thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

3. Tiếp tục chỉ đạo nâng cao số lượng, chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới hàng năm của từng xã. Đối với các tiêu chí đã đạt chuẩn, xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới phải tiếp tục chỉ đạo để đạt được chất lượng ở mức cao hơn, trong đó yêu cầu không được để giảm tụt chỉ tiêu, tiêu chí đã đạt chuẩn. Tập trung chỉ đạo thực hiện đối với các tiêu chí không cần huy động nhiều nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước như: tiêu chí số 9 (nhà ở dân cư); tiêu chí số 11(hộ nghèo); tiêu chí số 12 (tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên); tiêu chí số 18 (hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh); tiêu chí số 19 (ANTT)…

4. Tiếp tục huy động, lồng ghép, bố trí nguồn lực cho Chương trình theo hướng xã hội hóa nguồn lực; huy động nguồn lực tại chỗ, trong dân là chính (phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới) nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí; đồng thời làm tốt công tác vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn và những người con của quê hương sống, công tác ở xa quê hương đóng góp, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới. Rà soát quy hoạch sử dụng đất, tạo quỹ đất bán đấu giá để tăng nguồn vốn đầu tư cho Chương trình. Tập trung đầu tư ưu tiên trước cho những công trình mang ý nghĩa, lợi ích cộng đồng cao; chú trọng đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

5. Đẩy mạnh phân cấp đầu tư, khuyến khích giao cho cộng đồng dân cư hưởng lợi tự thực hiện các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản theo cơ chế đầu tư đặc thù, nâng cao ý thức, trách nhiệm xây dựng quê hương, vừa nâng cao thu nhập, tạo việc làm, nâng cao trình độ quản lý cho cộng đồng dân cư, tạo sự hứng khởi và đồng thuận trong việc thực hiện các nội dung của Chương trình.

6. Tổ chức tham quan mô hình xã Nông thôn mới trong và ngoài tỉnh để xây dựng mô hình Nông thôn mới của huyện.

V. KIẾN NGHỊ.

1. Đề nghị Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh bố trí tăng nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, hoạt động của BCĐ các cấp.

Bố trí biên chế chuyên trách theo dõi xây dựng nông thôn mới cấp huyện và cấp xã.

2. Đề nghị Huyện ủy, HĐND huyện: Tiếp tục chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện khẩn trương, nghiêm túc các nội dung xây dựng nông thôn mới của huyện

 

          Trên đây là báo cáo đánh giá sơ kết 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Thanh Ba; phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2014 - 2016./.

Nơi nhận:
- TTTU- UBND tỉnh(b/c);
- Ban chỉ đạoNTM tỉnh (b/c); - Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh (b/c);
- Văn phòng ĐPNTM tỉnh (b/c);
- TTHU-HĐND(b/c);
- LĐ UBNDH (b/c);
- Ban Thường vụ Huyện ủy (t/h);
- BCĐ NTM (t/h);
- Đảng ủy, UBND các xã (t/h);
- Lưu: VT, BCĐ.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

 

Nguyễn Thị Phương Hạnh

 

 

 

 

 

 


 

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày lập báo cáo: 8/01/2015

 

 

 

 

 

Số liệu báo cáo tính đến ngày: 31/12/2014

 

 

 

 

 

Tên huyện: Thanh Ba

 

 

 

 

 

Tổng số xã: 26

 

 

 

 

 

Tổng số xã điểm: 01

 

 

 

 

 

Tổng số thôn, bản: 244

 

 

 

 

 

Tổng số thôn, bản thuộc xã điểm: 17

 

 

 

 

 

Người lập biểu:                                                                                               Nguyễn Việt Đức

 

 

 

 

 

Tiêu chí NTM

Nội dung tiêu chí

Đơn vị tính (đối với số lượng)

Kết quả thực hiện năm 2013

Kết quả thực hiện năm 2014

Kế hoạch đến 2015

Ghi chú

Số lượng

Giá trị (triệu đồng)

Số lượng

Giá trị (triệu đồng)

Số lượng

Giá trị (triệu đồng)

1

QUI HOẠCH

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Xây dựng Đề án Quy hoạch xây dựng NTM

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Quy hoạch chung

Số xã hoàn thành

26

 

26

 

26

 

 

1.1.2

Quy hoạch sử dụng đất

Số xã hoàn thành

26

 

26

 

26

 

 

1.1.3

Quy hoạch sản xuất

Số xã hoàn thành

26

 

26

 

26

 

 

1.1.4

Quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội

Số xã hoàn thành

26

 

26

 

26

 

 

1.1.5

Số lượt người được đào tạo, tập huấn về lập và quản lý quy hoạch cho cấp huyện, xã, thôn, bản, ấp

Lượt người

220

 

280

 

320

 

 

1.2

Thực hiện Quy hoạch xây dựng NTM

%

 

 

 

 

 

 

 

1.2.1

Số xã đã công bố quy hoạch

26

 

26

 

 

 

 

1.2.2

Số xã đã cắm mốc chỉ giới các công trình hạ tầng theo quy hoạch

26

 

26

 

 

 

 

1.3

Lập Đề án NTM

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3.1

Số xã đã công bố công khai đề án

26

 

26

 

 

 

 

1.3.2

Số xã đã tổ chức triển khai thực hiện đề án

26

 

26

 

 

 

 

2

GIAO THÔNG

 

 

 

 

 

 

 

 

2,1

Tổng số km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

km

210,3

 

374,2

 

415,3

 

 

2,2

Tổng số km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

km

161,5

 

185

 

205,3

 

 

2,3

Tổng số km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa

km

100,8

 

208

 

230,8

 

 

2,4

Tổng số km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện

km

100,5

 

429

 

476,2

 

 

2,5

Số cầu, cống dân sinh được cải tạo, xây mới

Cầu, cống

 

 

 

 

 

 

 

2,6

Tổng diện tích đất do người dân hiến đất phục vụ xây dựng hạ tầng phục vụ SX và dân sinh

1000 m2

 

 

 

 

 

 

 

3

THỦY LỢI

 

 

 

 

 

 

 

 

3,1

Tổng diện tích trồng trọt được quy hoạch cần tưới tiêu chủ động

ha

13.000

 

13.000

 

13.000

 

 

3,2

Diện tích trồng trọt đã được tưới tiêu chủ động

ha

8.500

 

85.000

 

8.700

 

 

3,3

Tổng số công trình thủy lợi được quy hoach cần cải tạo, nâng cấp

Công trình

 

 

 

 

7

120.000

 

3,4

Số công trình thủy lợi đã được cải tạo nâng cấp

Công trình

4

17.000

6

14.439

5

11.800

 

3,5

Tổng số km kênh mương do xã quản lý được quy hoạch cần đạt chuẩn

km

537

 

537

 

550

 

 

3,6

Số km kênh mương do xã quản lý đã được kiên cố hóa đạt chuẩn

km

198

 

198

 

213

 

 

4

ĐIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Số xã có hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn

26

5.000

26

100.000

26

 

 

4.2

Tỷ lệ hộ được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn

%

98

 

100

 

100

 

 

5

TRƯỜNG HỌC

 

 

 

 

 

 

 

 

5,1

Tổng số trường hệ mầm non được quy hoạch cần đạt chuẩn

Trường

2

5.100

2

8.300

2

7.600

 

5,2

Số trường hệ mầm non đã đạt chuẩn

Trường

1

3.200

2

8.300

 

 

 

5,3

Tổng số trường tiểu học của xã được quy hoạch cần đạt chuẩn

Trường

2

2.800

1

1.800

1

3.800

 

5,4

Số trường tiểu học đã đạt chuẩn

Trường

2

2.800

1

1.800

 

 

 

5,5

Trường THCS xã được quy hoạch cần đạt chuẩn

Trường

2

7.200

2

11.400

1

4.700

 

5,6

Số trường THCS đã đạt chuẩn

Trường

2

7.200

 

 

 

 

 

6

CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA

 

 

 

 

 

 

 

 

6,1

Tổng số nhà văn hóa xã được quy hoạch cần đạt chuẩn

Nhà văn hóa

21

 

16

 

13

 

 

6,2

Số nhà văn hóa xã đã đạt chuẩn

Nhà văn hóa

5

 

10

 

13

 

 

6,3

Tổng số trung tâm thể thao xã được quy hoạch cần đạt chuẩn NTM

Trung tâm TT

21

 

16

 

13

 

 

6.4

Số trung tâm thể thao xã đã đạt chuẩn

trung tâm TT

5

 

10

 

13

 

 

6.5

Tổng số nhà văn hóa thôn, bản được quy hoạch cần đạt chuẩn NTM

Nhà văn hóa

144

 

128

 

111

 

 

6.6

Số nhà văn hóa thôn, bản, ấp đạt chuẩn

Nhà văn hóa

112

 

128

 

145

 

 

6.7

Tỷ lệ thôn, bản, ấp (hoặc cụm thôn) có nhà văn hóa, khu thể thao đạt chuẩn

%

43,75

 

50

 

57

 

 

6.8

Tổng diện tích đất do người dân hiến đất dành xây dựng nhà văn hóa, trung tâm thể thao cấp xã, thôn, bản

1000 m2

 

 

 

 

 

 

 

7

CHỢ NÔNG THÔN

 

 

 

 

 

 

 

 

7.1

Số chợ xã được quy hoạch cần đạt chuẩn

chợ

24

 

 

 

 

 

 

7.2

Số chợ đã đạt chuẩn

chợ

2

 

 

 

 

 

 

8

BƯU ĐIỆN

 

 

 

 

 

 

 

 

8,1

Số xã có điểm bưu chính viễn thông được quy hoạch đạt chuẩn NTM

14

 

11

 

1

 

 

8,2

Số điểm bưu chính, viễn thông đã đạt chuẩn

điểm

14

 

25

 

26

 

 

8,3

Số xã có internet đến thôn

14

 

25

 

26

 

 

8,4

Số hộ gia đình sử dụng dịch vụ internet

%

35

 

50

 

65

 

 

9

NHÀ Ở DÂN CƯ

 

 

 

 

 

 

 

 

9.1

Tổng số nhà ở dân cư trên địa bàn

nhà

33.764

 

34.100

 

34.650

 

 

9,2

Số nhà tạm, dột nát

nhà

846

 

978

 

850

 

 

9,3

Số nhà đạt chuẩn Bộ Xây dựng

nhà

18.526

 

20.460

 

22.500

 

 

9,4

Tỷ lệ nhà đạt chuẩn Bộ Xây dựng

%

55

 

60

 

65

 

 

10

THU NHẬP

 

 

 

 

 

 

 

 

10.1

Thu nhập bình quân đầu người/năm khu vực nông thôn

triệu đồng

 

10,5

 

13,1

 

15,5

 

10.2

Số xã đã đạt chuẩn NTM về thu nhập

3

 

6

 

9

 

 

10.3

Số xã có thu nhập chưa đạt chuẩn

23

 

20

 

17

 

 

Trong đó:

-

Số xã có thu nhập dưới 50% mức chuẩn

7

7

2

8

2

9

 

-

Số xã có thu nhập đạt từ 50 - dưới 70% mức chuẩn

10

10

9

11

5

12

 

-

Số xã có thu nhập đạt từ 70 - 90 % mức chuẩn

6

13

9

14

10

16

 

11

HỘ NGHÈO

 

 

 

 

 

 

 

 

11,1

Tổng số xã nghèo thuộc diện "135", xã nghèo thuộc diện "30a"

 

 

7

9.944

7

9.944

 

11.2

Tỷ lệ hộ nghèo

%

12,8

 

12,28

 

10,92

 

 

12

TỶ LỆ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM THƯỜNG XUYÊN (tính cho khu vực nông thôn)

 

 

 

 

 

 

 

 

12,1

Tổng số lao động trong độ tuổi

người

61.116

 

61.428

 

62.500

 

 

12,2

Số lao động có việc làm thường xuyên (35 giờ/tuần hoặc 20 ngày/tháng) cả trong và ngoài địa bàn xã

người

60.199

 

60.568

 

61.687

 

 

12,3

Số lao động của xã làm việc trong Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

người

12.246

 

17.356

 

33.927

 

 

12,4

Số người thường xuyên đi lao động ngoại tỉnh

người

1.018

 

985

 

1.000

 

 

12,5

Số người đi xuất khẩu lao động

người

407

 

306

 

320

 

 

12,6

Số lao động được đào tạo (có chứng chỉ nghề) trong đó

người

359

 

387

 

500

 

 

 

- Nông nghiệp

người

254

 

300

 

400

 

 

 

- Phi nông nghiệp

người

105

 

87

 

100

 

 

12.7

Số lớp đào tạo, tập huấn nghề đã được tổ chức

lớp

33

650

35

950

40

1.100

 

13

HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT

 

 

 

 

 

 

 

 

13,1

Tổng số Hợp tác xã trên địa bàn

HTX

43

 

43

 

37

 

 

-

Trong đó: Hợp tác xã thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

HTX

28

 

28

 

28

 

 

13,2

Số hợp tác xã hoạt động có hiệu quả

HTX

19

 

21

 

26

 

 

14

GIÁO DỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

14,1

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được đi học

%

100

 

100

 

100

 

 

14.2

Số xã đạt phổ cập giáo dục THCS theo tiêu chí 1

26

 

26

 

26

 

 

14.3

Số xã đạt phổ cập giáo dục THCS theo tiêu chí 2

26

 

26

 

26

 

 

14,4

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tiếp THPT, bổ túc, trường nghề

%

34,6

 

34,6

 

69,2

 

 

15

Y TẾ

 

 

 

 

 

 

 

 

15,1

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế

%

80

 

85

 

90

 

 

15,2

Số xã có trạm y tế được quy hoạch cần đạt chuẩn

26

 

26

 

26

 

 

15,3

Số xã có trạm y tế đạt chuẩn

 

 

3

 

5

 

 

16

VĂN HÓA

 

 

 

 

 

 

 

 

16,1

Tỷ lệ Hộ gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa

%

82,5

 

83,5

 

84

 

 

16,2

Tỷ lệ thôn, bản đạt chuẩn làng văn hóa

%

95,7

 

96,5

 

97,2

 

 

17

MÔI TRƯỜNG

 

 

 

 

 

 

 

 

17.1

Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh theo chuẩn

%

80

 

80

 

80

 

 

17.2

Số công trình cung cấp nước sinh hoạt tập trung được xây dựng có hoạt động

công trình

2

 

 

 

 

 

 

17.3

Tổng số cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn, trong đó:

 

735

 

199

 

220

 

 

 -

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Cơ sở

470

 

133

 

150

 

 

 -

Chế biến lương thực - thực phẩm

Cơ sở

47

 

6

 

10

 

 

 -

Chăn nuôi tập trung

Cơ sở

218

 

60

 

60

 

 

17.4

Số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt chuẩn về môi trường

 

735

 

199

 

220

 

 

 -

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

cơ sở

470

 

133

 

150

 

 

 -

Chế biến lương thực - thực phẩm

cơ sở

47

 

6

 

10

 

 

 -

Chăn nuôi tập trung

cơ sở

218

 

60

 

60

 

 

17.5

Tổng số các tổ hợp tác, hợp tác xã môi trường

 

4

 

4

 

6

 

 

 -

Tổ hợp tác

Tổ hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 -

HTX

HTX

4

 

4

 

6

 

 

17.6

Tổng số nghĩa trang nhân dân trên địa bàn

nghĩa trang

84

 

84

 

84

 

 

17.7

Số nghĩa trang nhân dân được xây dựng và quản lý theo quy hoạch

nghĩa trang

84

 

84

 

84

 

 

17.8

Số hộ gia đình đã cải tạo, làm mới hàng rào (bao quanh nhà ở)

hộ

19.659

169.067

610

5.246

512

4.429

 

17.9

Tỷ lệ hộ gia đình có đủ 3 công trình vệ sinh theo chuẩn (hố xí, nhà tắm, bể nước hoặc nước máy)

%

80

 

80

 

80

 

 

18

HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

18,1

Tổng số cán bộ xã

người

565

 

575

 

580

 

 

18,2

Số cán bộ xã đã đạt chuẩn

người

550

 

561

 

574

 

 

18,3

Số cán bộ xã, thôn được tập huấn NTM

người

285

 

410

 

600

 

 

18,4

Số Đảng bộ xã đạt tiêu chuẩn "Trong sạch vững mạnh"

%

21

 

23

 

27

 

 

18,5

Tỷ lệ Đảng bộ xã đạt chuẩn về tiêu chí "Trong sạch vững mạnh"

%

77,78

 

85,19

 

100

 

 

18,6

Số UBND xã đạt tiêu chuẩn " Vững mạnh"

UBND

21

 

23

 

27

 

 

18,7

Tỷ lệ UBND xã đạt tiêu chuẩn "Vững mạnh"

%

77,78

 

85,19

 

100

 

 

18,8

Số đoàn thể chính trị xã hội đạt danh hiệu tiên tiến trở lên

đoàn thể

133

 

135

 

135

 

 

18,9

Tỷ lệ đoàn thể chính trị xã hội đạt danh hiệu tiến trở lên

%

99

 

100

 

100

 

 

19

AN NINH TRẬT TỰ XÃ HỘI

 

 

 

 

 

 

 

 

19,1

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội

%

88,8

 

88,4

 

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾT QUẢ CHI TIẾT NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nội dung chỉ tiêu

Kết quả thực hiện  năm 2014

Kế hoạch năm 2015

Vốn trực tiếp cho Chương trình

Lồng ghép

Vốn tín dụng

Doanh nghiệp

Nguồn khác và dân

Tổng

Vốn trực tiếp cho Chương trình

Lồng ghép

Vốn tín dụng

Doanh nghiệp

Nguồn khác và dân

Tổng

TW

Tỉnh

Huyện

TW

Tỉnh

Huyện

Tổng cộng

16.287

 

 

258

174.393

 

50

28.989

219.977

16.849

 

 

 

189.540

 

 

35.609

241.998

1

QUI HOẠCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,1

Hoàn thành quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,2

Cắm mốc quy hoạch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,3

Đào tạo, tập huấn về lập và quản lý quy hoạch cho cấp huyện, xã, thôn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

GIAO THÔNG

13.559

 

 

258

32.642

 

 

 

46.459

13.559

 

 

 

44.190

 

 

 

57.749

2,1

Làm đường trục xã

5.056

 

 

 

7.990

 

 

 

13.046

4.525

 

 

 

11.840

 

 

 

16.365

2,2

Làm đường trục thôn, bản

8.503

 

 

258

18.252

 

 

 

27.013

9.034

 

 

 

22.150

 

 

 

31.184

2,3

Làm đường ngõ xóm

 

 

 

 

6.400

 

 

 

6.400

 

 

 

 

10.200

 

 

 

10.200

2,4

Làm đường trục nội đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,5

Làm cầu, cống dân sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

THỦY LỢI

 

 

 

 

19.998

 

 

 

19.998

 

 

 

 

120.000

 

 

 

120.000

3,1

Làm mới công trình thủy lợi, trạm bơm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,2

Cải tạo, nâng cấp công trình thủy lợi, trạm bơm

 

 

 

 

19.053

 

 

 

19.053

 

 

 

 

120.000

 

 

 

120.000

3,3

Kiên cố hóa kênh mương do xã quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3,4

Cải tạo đê, bờ bao chống lũ

 

 

 

 

945

 

 

 

945

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

ĐIỆN

 

 

 

 

100.000

 

 

 

100.000

 

 

 

 

5.000

 

 

 

5.000

4,1

Cải tạo hệ thống điện chung

 

 

 

 

100.000

 

 

 

100.000

 

 

 

 

5.000

 

 

 

5.000

4,2

Cải tạo điện gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

0

5

TRƯỜNG HỌC

 

 

 

 

7.298

 

 

 

7.298

 

 

 

 

8.350

 

 

 

8.350

5,1

Cải tạo, nâng cấp các trường mầm non, mẫu giáo

 

 

 

 

2.511

 

 

 

2.511

 

 

 

 

3.500

 

 

 

3.500

5,2

Cải tạo, nâng cấp các trường THCS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.000

 

 

 

2.000

5,3

Cải tạo, nâng cấp các trường tiểu học

 

 

 

 

4.787

 

 

 

4.787

 

 

 

 

2.850

 

 

 

2.850

6

CƠ SỞ VẬT CHẤT VĂN HÓA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6,1

Cải tạo, nâng cấp các nhà văn hóa xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6,2

Cải tạo, nâng cấp các trung tâm thể thao xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6,3

Cải tạo, nâng cấp các nhà văn hóa thôn, bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6,4

Cải tạo, nâng cấp các trung tâm thể thao thôn, bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

CHỢ NÔNG THÔN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7,1

Cải tạo, nâng cấp chợ xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7,2

Xây mới chợ xã

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

BƯU ĐIỆN

 

 

 

 

1.006

 

 

 

1.006

 

 

 

 

1.400

 

 

 

1.400

8,1

Nâng cấp, xây mới điểm phục vụ bưu chính

 

 

 

 

506

 

 

 

506

 

 

 

 

750

 

 

 

750

8,2

Đầu tư cung cấp internet đến thôn

 

 

 

 

500

 

 

 

500

 

 

 

 

650

 

 

 

650

9

NHÀ Ở DÂN CƯ

 

 

 

 

 

 

 

12.910

12.910

 

 

 

 

 

 

 

18.350

18.350

9,1

Vốn cải tạo, nâng cấp, xây mới xóa nhà tạm

 

 

 

 

 

 

 

650

650

 

 

 

 

 

 

 

850

850

9,2

Vốn xây nhà tình nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

2.260

2.260

 

 

 

 

 

 

 

2.500

2.500

9,3

Vốn cải tạo, nâng cấp, xây mới nhà ở dân cư

 

 

 

 

 

 

 

10.000

10.000

 

 

 

 

 

 

 

15.000

15.000

10

PTSX, NÂNG CAO THU NHẬP

1.820

 

 

 

3.700

 

 

2.962

8.482

1.950

 

 

 

3.700

 

 

3.150

8.800

10,1

Đầu tư xây dựng mô hình phát triển sản xuất trong nông lâm thủy sản

1.614

 

 

 

3.700

 

 

2.962

8.276

1.716

 

 

 

3.700

 

 

3.150

8.566

10,2

Đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ…

206

 

 

 

 

 

 

 

206

234

 

 

 

 

 

 

 

234

10,3

Các nội dung khác….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

HỘ NGHÈO

0

0

0

0

0

100

0

0

100

0

0

0

0

0

200

0

0

200

11,1

Vốn đã cho các hộ nghèo vay để PTSX

 

 

 

 

 

100

 

 

100

 

 

 

 

 

200

 

 

200

12

TỶ LỆ LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM THƯỜNG XUYÊN (tính cho khu vực nông thôn)

 

 

 

 

950

 

 

 

950

 

 

 

 

1.100

 

 

 

1.100

12,1

Đào tạo, tập huấn nghề được tổ chức trong năm cho các xã

 

 

 

 

950

 

 

 

950

 

 

 

 

1.100

 

 

 

1.100

13

HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT

320

 

 

 

 

 

 

 

320

500

 

 

 

 

 

 

 

500

13.1

Vốn đầu tư phát triển các HTX, THT

320

 

 

 

 

 

 

 

320

500

 

 

 

 

 

 

 

500

14

GIÁO DỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14.1

Các nội dung chi khác cho Giáo dục

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Y TẾ

 

 

 

 

3.750

 

 

 

3.750

 

 

 

 

5.350

 

 

 

5.350

15,1

Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã

 

 

 

 

3.500

 

 

 

3.500

 

 

 

 

5.000

 

 

 

5.000

15,2

Các nội dung chi khác cho Y tế

 

 

 

 

250

 

 

 

250

 

 

 

 

350

 

 

 

350

16

VĂN HÓA

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16,1

Chi cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

MÔI TRƯỜNG

320

 

 

 

4.679

 

 

12.917

17.916

500

 

 

 

 

 

 

13.839

14.339

17.1

Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình cấp nước, thoát nước tập trung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17.2

Đầu tư cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường các cơ sở SX-KD, chăn nuôi, doanh nghiệp tại địa bàn các xã

 

 

 

 

 

 

 

5.150

5.150

 

 

 

 

 

 

 

5.810

5.810

17.3

Đầu tư hạ tầng, thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt

320

 

 

 

 

 

 

271,3

591

500

 

 

 

 

 

 

450

950

17.4

Xây dựng công trình, bể gom rác thải sinh hoạt thôn, bản

 

 

 

 

4.679

 

 

 

4.679

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17.5

Cải tạo, di chuyển, quản lý nghĩa trang

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17.6

Cải tạo, làm mới hàng rào bao quanh nhà ở khu dân cư

 

 

 

 

 

 

 

5.246

5.246

 

 

 

 

 

 

 

4.429

4.429

17.7

Cải tạo, xây mới 3 công trình hợp vệ sinh

 

 

 

 

 

 

 

2.250

2.250

 

 

 

 

 

 

 

3.150

3.150

18

GIÁ TRI ĐẤT, TÀI SẢN DO NGƯỜI DÂN HIẾN ĐỂ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH

 

 

 

 

 

 

 

120

120

 

 

 

 

 

 

 

150

150

19

CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN KHÁC

207

 

 

 

120

 

 

50

377

250

 

 

 

100

 

 

70

420

20

CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN KHÁC

61

 

 

 

150

 

 

 

211

90

 

 

 

200

 

 

 

290

21

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHÁC

 

 

 

 

100

 

50

30

180

 

 

 

 

150

 

70

50

270

 

 

 

Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đến nay

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Stt

Tên xã

Quy hoạch

Giao thông

Thủy lợi

Điện

Trường học

Cơ sở vật chất VH

Chợ

Bưu điện

Nhà ở dân cư

Thu nhập

Hộ nghèo

Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Hình thức tổ chức sản xuất

Giáo dục

Y tế

Văn hóa

Môi trường

Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

An ninh, trật tự xã hội

Cộng các tiêu chí

Ký hiệu tiêu chí

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

1

Đông Thành

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

19

2

Đỗ Xuyên

1

1

1

1

 

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

1

1

17

3

Ninh Dân

1

1

 

1

1

1

 

1

1

 

1

1

1

1

1

1

 

1

1

15

4

Lương Lỗ

1

 

 

1

 

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

1

1

15

5

Chí Tiên

1

 

 

1

 

1

 

1

1

1

1

1

1

1

1

1

 

1

1

14

6

Thanh Vân

1

 

 

1

1

1

1

1

 

 

1

1

1

1

1

1

 

1

1

14

7

Đại An

1

 

 

1

1

1

1

1

1

 

 

 

1

1

1

1

 

1

1

13

8

Đồng Xuân

1

 

 

1

1

 

 

1

1

 

1

 

1

1

1

1

1

1

1

13

9

Võ Lao

1

 

 

1

 

1

1

1

 

1

1

1

1

 

1

1

 

1

1

13

10

Đỗ Sơn

1

 

 

1

 

 

1

1

 

1

1

1

1

 

1

1

 

1

1

12

11

Sơn Cương

1

 

 

 

 

1

1

1

 

 

 

1

1

1

1

1

 

1

1

11

12

Khải Xuân

1

 

 

1

 

1

1

1

 

 

 

 

1

1

1

1

 

1

1

11

13

Hanh Cù

1

 

 

1

 

1

 

1

 

 

1

 

1

1

1

1

 

1

1

11

14

Hoàng Cương

1

 

 

1

1

 

 

1

 

 

1

1

1

1

 

1

 

1

 

10

15

Đông Lĩnh

1

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

1

1

1

 

1

 

1

1

9

16

Yển Khê

1

 

 

1

 

1

 

1

 

 

 

 

 

1

1

1

 

1

1

9

17

Quảng Nạp

1

 

 

1

1

1

 

1

 

 

 

 

1

 

1

 

 

1

1

9

18

Phương Lĩnh

1

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

1

1

1

1

 

1

1

9

19

Vũ Yển

1

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

1

 

1

1

1

 

1

1

9

20

Vân Lĩnh

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

1

1

1

 

1

1

 

1

1

9

21

Thanh Hà

1

 

 

1

1

1

 

1

 

 

 

 

1

1

 

1

 

1

 

9

22

Năng Yên

1

 

 

1

 

 

1

1

 

 

 

 

1

1

 

1

 

1

 

8

23

Mạn Lạn

1

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

1

1

1

1

8

24

Thái Ninh

1

 

 

1

 

 

1

1

 

 

 

 

1

 

 

1

 

1

1

8

25

Yên Nội

1

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

1

1

 

 

1

7

26

Thanh Xá

1

 

 

1

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

1

 

1

1

7

Tổng cộng

26

3

2

24

8

15

11

25

7

6

12

13

23

19

19

25

3

25

23

 

 


 

ĐÁNH GIÁ TỔNG SỐ XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Stt

Nhóm

Kết quả đạt tiêu chí NTM

Năm 2013

Năm 2014

Mục tiêu đến 2015

Ghi chú (xã đạt)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

2013

2014

2015

1

Nhóm 1

 Số xã đạt 19 tiêu chí

 

 

1

3,8

3

 

Đông Thành

Đỗ Xuyên, Lương Lỗ, Chí Tiên

2

Nhóm 2

 Số xã đạt 18 tiêu chí

 

 

 

 

 

 

 

 

 Số xã đạt 17 tiêu chí

1

3,8

1

3,8

 

Đỗ Xuyên

Đỗ Xuyên

 

 Số xã đạt 16 tiêu chí

1

3,8

 

 

4

Đông Thành

 

Thanh Vân, Đại An, Đồng Xuân, Ninh Dân

 Số xã đạt 15 tiêu chí

1

3,8

2

7,6

 

Ninh Dân

Ninh Dân, Lương Lỗ

 

3

Nhóm 3

 Số xã đạt 14 tiêu chí

 

 

2

7,6

2

 

Thanh Vân, Chí Tiên

Võ Lao, Đỗ Sơn

 Số xã đạt 13 tiêu chí

 

 

3

11,5

 

 

Đại An, Đồng Xuân, Võ Lao

 

 Số xã đạt 12 tiêu chí

2

7,6

1

3,8

4

Lương Lỗ, Đồng Xuân

Đỗ Sơn

Sơn Cương, Khải Xuân, Hanh Cù, Hoàng Cương

 Số xã đạt 11 tiêu chí

3

11,5

3

11,5

 

Chí Tiên, Đại An, Thanh Vân

Sơn Cương, Khải Xuân, Hanh Cù

 

 Số xã đạt 10 tiêu chí

3

11,5

1

3,8

2

Khải Xuân, Đỗ Sơn, Sơn Cương

Hoàng Cương

Đông Lĩnh, Vũ Yển

4

Nhóm 4

 Số xã đạt 09 tiêu chí

6

23

7

26,9

8

Hanh Cù, Hoàng Cương, , Vũ Yển, Vân Lĩnh, Phương Lĩnh, Đông Lĩnh

Đông Lĩnh, Yển Khê, Quảng Nạp, Phương Lĩnh, Vũ Yển, Vân Lĩnh, Thanh Hà

Yển Khê, Quảng Nạp, Phương Lĩnh, Vân Lĩnh, Thanh Hà, Năng Yên, Mạn lạn, Thái Ninh

 Số xã đạt 08 tiêu chí

4

15,4

3

11,5

2

Thanh Hà, Yển Khê, Mạn Lạn, Võ Lao

Năng Yên, Mạn lạn, Thái Ninh

Yên Nội, Thanh Xá

 Số xã đạt 07 tiêu chí

3

11,5

2

7,6

 

Năng Yên, Quảng Nạp, Thanh Xá

Yên Nội, Thanh Xá

 

Số xã đạt 06 tiêu chí

2

7,6

 

 

 

Thái Ninh, Yên Nội

 

 

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website