Làng nghề chế biến chè Thanh Hà, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn đón Bằng công nhận làng nghề cấp tỉnh.

Cổng làng nghề chế biến chè Thanh Hà, xã Võ Miếu

Võ Miếu có tổng diện tích tự nhiên là 4.489,5 ha với 3.081 hộ và 12.876 nhân khẩu được phân bổ ở 22 khu dân cư. Là xã phát triển kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là lúa, ngô đặc biệt là cây chè là thế mạnh của địa phương. Những năm gần đây cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trên địa bàn xã, cũng như nhiều làng khác, làng Thanh Hà đã dần hình thành và phát triển với nhiều ngành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó nghề sản xuất và chế biến chè xanh đã phát triển ngày càng lớn mạnh cả về chất lượng và số lượng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân trong làng.

Cây chè được trồng ở làng Thanh Hà từ những năm đầu của thập kỉ 60, ban đầu chỉ có 20 hộ trồng chè mỗi hộ có 1-2 sào chủ yếu là những giống chè trung du bản địa năng suất và chất lượng thấp. Những năm trở lại đây, các giống chè mới được đưa vào sản xuất cho năng suất và chất lượng cao đã thay thế các giống chè cũ trên địa bàn. Hiện nay, diện tích chè cả làng có trên 60 ha, trong đó có 50 ha cho thu hoạch thường xuyên, và trên 10 ha là những giống chè có chất lượng cao như: LDP1, Kim Tuyên, Bát Tiên, Keo An Tích, PT95...Gắn liền với đó là sự phát triển của nghề chế biến chè xanh của làng, có thể nói nghề chế biến chè xanh đã giúp cho người dân làng Thanh Hà có thêm thu nhập, ổn định về kinh tế.

Đồng chí Đinh Thị Kiều An- UVBTVHU- Phó Chủ tịch UBND

huyện trao Bằng công nhận cho làng nghề

Nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay về sản phẩm chè an toàn, chất lượng, giá cả hợp lý nên các hộ gia đình chế biến chè làng Thanh Hà đã đầu tư nâng cấp các trang thiết bị cho chế biến chè như thùng quay, cối vò, nhà xưởng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó sản phẩm chè xanh của làng được đảm bảo về số lượng và chất lượng, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, cả làng có 103 hộ chuyên chế biến chè với trên 300 lao động thường xuyên, bình quân mỗi hộ chế biến có từ 2-5 thùng quay chè. Toàn làng có 4 máy hút chân không để đóng gói và bảo quản chè. Số lượng chè chế biến trong làng đạt trên 2 tấn chè khô/ngày, tổng sản lượng cả năm đạt trên 280 tấn.

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề ngày càng ổn định và bền vững, làng nghề chế biến chè Thanh Hà đã thành lập Hợp tác xã Chế biến chè an toàn Thanh Hà với mục tiêu sản xuất an toàn, uy tín chất lượng, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay.





Đồng chí Nguyễn Thanh Hiệp - Phó Chi cục trưởng

Chi cục PTNT tỉnh Phú Thọ tặng hoa chúc mừng làng nghề

 Cao Thị Yến

 Phòng NNNT

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website