Thanh Thủy hướng tới huyện nông thôn mới
Đường giao thông nông thôn ở xã Thạch Đồng được cứng hóa, tạo thuận lợi về cả giao thông và giao thương cho người dân.
Đường giao thông nông thôn ở xã Thạch Đồng được cứng hóa, tạo thuận lợi về
cả giao thông và giao thương cho người dân.

trình độ quản lý của cán bộ, đảng viên được nâng cao; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,52% năm 2011 xuống còn 4,3% năm 2015; ước giá trị tăng thêm bình quân đầu người của huyện đạt 19,5 triệu đồng/người/năm; kinh tế địa phương tiếp tục phát triển, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững...

Trong những năm qua, để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, huyện đã tổ chức và phối hợp thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng phát triển hàng hóa, ứng dụng tiến bộ KHKT gắn với tiêu thụ sản phẩm. Sau 5 năm được Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 9,72 tỷ đồng từ vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM và người dân đầu tư 14,5 tỷ đồng, Thanh Thuỷ đã thực hiện 153 mô hình, đề án với 7.350 hộ, nhóm hộ, tổ chức (HTX, làng nghề) tham gia và hưởng lợi. Nhiều mô hình hiệu quả như: Lúa chất lượng cao, ngô lai, dưa chuột Nhật, nuôi cá lồng, chăn nuôi an toàn sinh học, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp... Từ công tác đào tạo nghề, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp được chú trọng. Hàng năm, Thường trực BCĐ huyện phối hợp với các ngành đoàn thể tổ chức 4- 6 lớp tập huấn; Trung tâm dạy nghề Sông Đà- Thanh Thủy, Trung tâm dạy nghề Thanh Thủy đã tổ chức được 82 lớp đào tạo, tập huấn nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Từ đó giúp cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo đúng hướng, giảm tỷ trọng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỷ trọng lĩnh vực xây dựng- công nghiệp, dịch vụ. Trong sản xuất nông nghiệp chú trọng nhiều đến các loại cây, con chất lượng cao, tạo những sản phẩm hàng hóa đặc sản phục vụ phát triển du lịch.

Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay ở Thanh Thủy tiêu chí tại các xã đã được nâng lên về số lượng và cải thiện về chất lượng. Huyện đã có 2 xã (Đồng Luận, Xuân Lộc) đạt 19/19 tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM; 4 xã (Đoan Hạ, Tu Vũ, Trung Nghĩa, Thạch Đồng) đang được đề nghị công nhận đạt chuẩn NTM; 5 xã (Yến Mao, Phượng Mao, Bảo Yên, Trung Thịnh, Hoàng Xá) đạt 15 tiêu chí trở lên; 1 xã (Tân Phương) đạt 12 tiêu chí, 2 xã (Sơn Thủy, Đào Xá) đạt 11 tiêu chí. Tổng nguồn lực đầu tư giai đoạn 2011- 2015 đạt trên 510 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương, địa phương, vốn từ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, vốn lồng ghép, vốn cộng đồng dân cư, vốn tín dụng.

Với các mục tiêu và giải pháp cụ thể, trong giai đoạn 2016- 2020, huyện Thanh Thủy tiếp tục tập trung phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu, phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường nông thôn, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội nông thôn. Cụ thể: Năm 2016, phấn đấu xây dựng thêm 4 xã đạt chuẩn NTM gồm Yến Mao, Trung Thịnh, Hoàng Xá và Tân Phương; năm 2017 xây dựng thêm 2 xã Bảo Yên, Phượng Mao đạt chuẩn xã NTM; đến năm 2018 huyện đạt tiêu chuẩn huyện NTM, trong đó có 12/14 xã đạt chuẩn xã NTM, 2 xã còn lại cơ bản đạt chuẩn xã NTM; đến năm 2020, 90% đường GTNT được kiên cố hóa; trên 90% trường học các cấp đạt chuẩn Quốc gia, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 45 triệu đồng/người/năm, 100% chất thải rắn và chất thải nguy hại được thu gom, xử lý...; hàng năm duy trì sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 32.000 tấn, tạo việc làm mới cho 1.500- 1.700 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo và được chuyển giao tiến bộ KHKT đạt trên 65%...


Nguồn: baophutho.vn

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website