• Phát huy vai trò HTX trong xây dựng nông thôn mới

    Trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), hình thức tổ chức sản xuất là tiêu chí quan trọng bắt buộc. Sau 10 năm triển khai, đến nay toàn tỉnh đã có 86 xã đạt chuẩn NTM trong đó có sự đóng góp tích cực của các Hợp tác xã (HTX) qua việc đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động. Cùng với việc chuyển đổi mô hình theo Luật HTX năm 2012, các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đã tích cực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, khai thác tiềm năng thế mạnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy quá trình xây dựng NTM.

  • Nón lá làng Dền: Sản phẩm du lịch làng nghề trên quê hương Đất Tổ

    Nếu như xứ Huế mộng mơ nổi tiếng với chiếc nón bài thơ mỏng manh, dịu dàng cùng tà áo dài tím thướt tha thì ở miền Trung du Đất Tổ - quê hương của rừng cọ đồi chè lại quen thuộc với những chiếc nón lá trang nhã, chắc khỏe mà bình dị gắn liền với hình ảnh thân thương trong cuộc sống hàng ngày của những người dân thôn quê.

  • Nâng tầm thương hiệu, tăng sức cạnh tranh

    Kế hoạch số 5024/KH-UBND về phát triển chè trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 đã xác định mục tiêu tái cơ cấu ngành chè theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển bền vững, từ đó ứng dụng khoa học công nghệ để mang lại giá trị kinh tế cao. Để hiện thực hóa mục tiêu, tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp, trong đó có Đề án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) chè Phú Thọ” với mục tiêu nâng cao vị thế cây chè Đất Tổ trên thị trường trong và ngoài nước.

  • Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở Lâm Thao

    Năm 2015, Huyện ủy Lâm Thao ban hành Nghị quyết số 09 về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2015-2020. Hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết, toàn huyện có trên 7.200 lao động được đào tạo nghề, đạt 102,9% so với mục tiêu Nghị quyết, nâng tỷ lệ lao động được truyền nghề và đào tạo nghề đạt 70%.

  • Liên kết sản xuất theo chuỗi để phát triển nông nghiệp bền vững

    Liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản có vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Vì vậy, những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp, đồng thời tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) liên kết và trình độ của người dân.

  • Nông nghiệp Hạ Hòa phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững

    Những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hạ Hòa đã tập trung lãnh, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện.

  • Nỗ lực xây dựng thương hiệu Chè Phú Thọ

    Được coi là “cái nôi” của ngành chè Việt Nam, tỉnh Phú Thọ luôn xác định phát triển cây chè là một trong những chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Đến nay, cây chè đã được trồng rộng khắp các huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập… và trở thành cây trồng góp phần nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Nhằm phát huy lợi thế, hiện nay tỉnh đã và đang triển khai nhiều biện pháp phát triển cây chè theo hướng bền vững, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, từng bước xây dựng thương hiệu “Chè Phú Thọ”, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm chè trên thị trường.

  • Phú Thọ: HTX làng nghề, phát huy giá trị các sản phẩm đặc trưng địa phương

    Trong tiến trình củng cố và phát triển các làng nghề đã xuất hiện một số mô hình hợp tác xã (HTX) hoạt động đã phát huy hiệu quả góp phần tích cực thúc đẩy phát huy giá trị các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Phát triển HTX từ làng nghề tuy còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong nhận thức, cách làm, chính sách, song, đây là hướng đi phù hợp cho các làng nghề, cần được nghiên cứu, triển khai, nhân rộng.

  • Homestay giúp người dân Xuân Sơn phát triển kinh tế

    Các mô hình nghỉ dưỡng homestay gắn với du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp trong thời gian qua đang phát triển mạnh, được nhiều du khách yêu thích, lựa chọn. Tại xã miền núi Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, mô hình kinh tế này cũng đang mở ra cơ hội cho nhiều người dân ở đây cải thiện thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế.

  • Hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Tam Nông

    Giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của huyện Tam Nông đạt 87%, vượt 5% so với Nghị quyết Đại hội đề ra. Thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp người dân thay đổi nhận thức, nắm bắt kỹ thuật sản xuất tiên tiến, nâng cao năng suất lao động, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo của huyện.

  • Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp: Hướng phát triển bền vững

    Xác định ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp là nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân, tỉnh đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung dồn đổi, tích tụ ruộng đất, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp CNC… Nhờ đó, nông nghiệp CNC của tỉnh đã từng bước hình thành; nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác.

  • Phú Thọ: Nghề mộc truyền thống Minh Đức phát triển

    Nghề mộc vốn là nghề truyền thống ở xã Thanh Uyên huyện Tam Nông với bề dày trên 100 năm. Trải qua bao thăng trầm, nghề mộc đã được truyền lại cho nhiều thế hệ và để lại những kỹ thuật chế tác trên từng sản phẩm đồ gỗ, tạo nên thương hiệu uy tín, giúp nhiều hộ dân trong xã làm giàu ngay trên chính quê hương mình, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

  • Khơi thông nguồn vốn tín dụng xây dựng nông thôn mới

    Hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đặt ra nhiều vấn đề khi tỉnh ta có xuất phát điểm chưa cao, kinh tế còn nhiều khó khăn, khó có thể giải quyết được mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nếu thiếu nguồn lực đầu tư. 

  • Phú Thọ: Đẩy mạnh phát triển cây chè theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng

    Phú Thọ hiện đứng thứ 4 về diện tích, thứ 3 về sản lượng chè trong số các tỉnh sản xuất chè của cả nước. Năm 2018, diện tích trồng chè của tỉnh là 16,2 nghìn ha; trong đó, có 15,6 nghìn ha diện tích chè cho sản phẩm. Năng suất chè búp tươi bình quân trên diện tích cho sản phẩm đạt hơn 111 tạ/ha. Sản lượng chè búp tươi ước đạt gần 173 nghìn tấn.

  • Huyện Phù Ninh: Khuyến khích khôi phục phát triển làng nghề

    Trên địa bàn huyện Phù Ninh hiện có nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển mạnh. Đến nay, đã có 6 làng nghề được UBND tỉnh công nhận đó là: Làng nghề Chè Chùa Tà xã Tiên Phú, làng nghề nuôi Rắn xóm Khuân Dậu xã Trung Giáp, làng nghề sản xuất bún bánh và dịch vụ xóm Chùa xã Phú Nham, làng nghề sản xuất nón lá xóm Rền xã Gia Thanh, làng nghề trồng hoa làng Thượng xã Tiên Du, làng nghề cây cảnh - dịch vụ An Mỹ xã Phú Lộc.

1 2 3 4 5 6 7

Mới nhất

Liên kết website