CCB Thanh Sơn giúp nhau xoá đói giảm nghèo

 Mô hình phát triển kinh tế nuôi bò và trồng rừng của CCB  đinh Văn Hùng khu 2, xã Yên lương cho thu lãi 60-70 triệu đồng/năm.
Mô hình phát triển kinh tế nuôi bò và trồng rừng của CCB đinh Văn Hùng khu 2, xã Yên lương cho thu lãi 60-70 triệu đồng/năm.

Năm 1983, xuất ngũ trở về địa phương, CCB Hà Văn Rầm, chi hội trưởng xóm Mặc Hội CCB xã Thượng Cửu luôn trăn trở tìm hướng thoát nghèo. Được chính quyền địa phương tạo điều kiện giao cho 5ha đất đồi rừng để phát triển kinh tế, ông đã quyết định đầu tư mô hình VAC. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, đến nay, mô hình của gia đình CCB Hà Văn Rầm đã có thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm. Không chỉ làm giàu cho bản thân, CCB Hà Văn Rầm luôn có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ về vốn không lấy lãi, ủng hộ lúa gạo cho nhiều hộ khó khăn. Với vai trò Chi hội trưởng, ông đã lãnh chỉ đạo chi hội hoạt động hiệu quả. Đến nay, chi hội không còn gia đình hội viên thuộc hộ nghèo, tỷ lệ thu hút CCB vào tổ chức đạt 95%. Nhiều năm liền chi hội luôn đạt trong sạch vững mạnh toàn diện.

Nhằm giúp hội viên phát triển kinh tế, Hội CCB huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có nhiều biện pháp giúp đỡ hội viên từng bước xoá đói, giảm nghèo như: Tổ chức các lớp tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho hội viên được học tập, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế hộ; đầu tư nhiều mô hình trình diễn; tích cực tuyên truyền, vận động hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các loại cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Giúp hội viên có thêm nguồn vốn phát triển kinh tế, các cấp hội đã tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Đến nay, toàn huyện có 18 cơ sở hội nhận ủy thác với 110 tổ, 4.070 hộ vay vốn, dư nợ lên tới trên 62 tỷ đồng, trong đó có 2.164 hội viên CCB vay với dư nợ trên 31 tỷ đồng. Phương châm của Hội là không để nợ đọng kéo dài, giữ chữ tín với Ngân hàng để hợp tác lâu dài, hiệu quả, do đó, hầu hết các hội viên đều trả lãi, gốc theo đúng quy định. Đời sống được cải thiện, 100% chi hội đã đóng góp xây dựng quỹ hội để thăm hỏi, động viên hội viên và luân chuyển cho hội viên vay vốn. Hiện nay, tổng quỹ hội có gần 2,9 tỷ đồng.

Từ sự giúp đỡ của các cấp hội CCB, hầu hết hội viên nông nghiệp đều đầu tư chăn nuôi trâu bò, nhiều hộ nuôi từ 2-4 con để giảm nghèo, một số hộ có điều kiện nuôi từ 8-12 con để làm giàu. Đến nay, đàn gia súc của hội viên có trên 6.700 con trâu bò, trên 1.100 con dê. Trên địa bàn huyện xuất hiện ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi đại gia súc, mang lại hiệu quả kinh tế cao của CCB: Trương Đình Thảo, xã Cự Thắng; Nguyễn Minh Khoa, Nguyễn Kim Trinh, xã Hương Cần; Đinh Văn Mão xã Cự Đồng... Phát triển mô hình trang trại tổng hợp, trang trại đồi rừng, mô hình VAC và VACR là hướng đi hiệu quả của nhiều hội viên mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình, tạo việc làm, thu nhập ổn định được nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương. Tiêu biểu như mô hình trang trại tổng hợp của các hội viên: Kiều Thị Xuân, thị trấn Thanh Sơn; Vũ Xuân Trường, xã Hương Cần; Hoàng Trí Dũng xã Thắng Sơn... Nhiều hội viên với khả năng, trí tuệ và nghị lực của bản thân đã vượt qua nhiều khó khăn vươn lên trong lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm giàu cho gia đình, đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở địa phương, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động, trong đó có nhiều con em CCB...

Đời sống của hội viên từng bước được nâng lên, đến nay, tỷ lệ hội viên CCB có mức sống khá giàu chiếm 44,1%; tỷ lệ hội viên có mức sống trung bình chiếm 44,6%. Từ phong trào thi đua giúp nhau xoá đói giảm nghèo đã góp phần không nhỏ trong xây dựng tổ chức hội vững mạnh. Năm vừa qua, Hội CCB huyện Thanh Sơn được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

 Nguồn: Baophutho.vn

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website