Tam Nông đẩy mạnh dồn đổi ruộng đất
Nhờ dồn điền đổi  thửa thành công, nhiều hộ nông dân ở xã?Hương Nộn đã đưa cơ giới vào sản xuất.
Nhờ dồn điền đổi thửa thành công, nhiều hộ nông dân ở xã Hương Nộn đã đưa cơ giới vào sản xuất.

Một số xã như Thượng Nông đã xây dựng phương án chi tiết xin ý kiến nhân dân về dồn đổi nhưng chưa được số đông đồng thuận nên không thực hiện được. Vướng mắc rõ nhất trong DĐRĐNN là các cơ sở bám vào phương án dồn đổi như năm 2006-2008, áp dụng hệ số K để dồn đổi, mà không xác định được vùng sản xuất nên khi triển khai không khắc phục được tâm lý “có xấu, có tốt, có xa, có gần”, đo đạc không chính xác. Đặc biệt dân cư, dân số biến động rất nhiều nhưng ruộng đất chỉ điều chỉnh  theo mô hình sản xuất HTX trước đây không chấp nhận rũ rối nên khó dồn đổi. Trên cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm ở xã Thượng Nông, tham khảo kinh nghiệm một số địa phương năm 2014 huyện tiếp tục chỉ đạo công tác dồn đổi gắn với thực hiện Luật Đất đai năm 2013.

Cụ thể huyện lựa chọn xã Hương Nộn và Tam Cường làm điểm chỉ đạo dồn đổi theo tinh thần: Dân chủ, tự nguyện, công khai, phù hợp với quy định của Luật Đất đai, giao ổn định sử dụng đất nông nghiệp    50 năm. Cái khác so với dồn đổi trước đây là dồn đổi theo quy hoạch vùng sản xuất. Trước khi dồn đổi xã quy hoạch phân chia vùng sản xuất theo từng loại đất: Hai vụ lúa, đất một vụ lúa và đất màu; chia khu vực sản xuất về khu dân cư, khu tiếp tục chia đến hộ số diện tích đã được giao trong sổ đỏ theo hướng mỗi loại đất chỉ có một ô thửa. Các trường hợp sang nhượng cho mượn, thuê các gia đình sử dụng đồng thời nhận diện luôn tích hộ khác áp luôn vào diện tích gia đình. Như vậy muốn thực hiện theo phương án dồn đổi mới địa phương phải rũ rối, chia lại ruộng đất mà không thể điều chỉnh theo cách chia giao của Nghị định 64. Cách làm này lúc đầu khá phức tạp đòi hỏi lãnh đạo địa phương phải rất công tâm, phải quy hoạch vùng sản xuất phù hợp khắc phục tâm lý cố hữu có ruộng xấu, có tốt, ruộng xa, ruộng gần. Muốn vậy khi dồn đổi xã phải có phương án đầu tư xây dựng lại hạ tầng đồng ruộng đảm bảo mặt bằng sản xuất tương đối đồng đều; đưa ruộng đất về phân chia theo khu dân cư mà không để chia theo đội sản xuất như trước đây, cán bộ xã, nhất là địa chính phải am tường công tác chuyên môn, nhiệt tình, trách nhiệm. Như xã Hương Nộn sau khi dồn đổi toàn xã đã huy động xây dựng 63 tuyến giao thông nội đồng với tổng chiều dài trên 1,3 km, đào đắp hơn 3.500 m3; làm 21 tuyến kênh, mương dài 5,6 km đào đắp gần 3.000 m3, tổng kinh phí  gần 2,5 tỷ, chưa kể chi phí đo đạc, lập hồ sơ địa chính…

Dù có khó khăn, song qua thực hiện dồn đổi cho thấy hiệu quả rõ. Số ô thửa đã giảm triệt để, mỗi hộ bình quân chỉ còn 2-3 ô thửa, nhiều hộ chỉ còn 1 ô thửa. Xã Hương Nộn có 1.195 hộ sử dụng 329ha đất nông nghiệp, sau khi trừ diện tích đã dồn đổi làm kinh tế trang trại, còn 1.185 hộ tham gia dồn đổi 254ha đã giảm từ 7.106 ô thửa xuống còn 3.636 ô thửa, giảm 3.470 ô thửa, tính cả diện tích chung không dồn đổi bình quân mỗi hộ còn 3,47 thửa. Trong đó đất ruộng hai vụ tư liệu sản xuất cơ bản, nhiều hộ sau dồn đổi đã san gạt, quy hoạch lại chỉ còn một ô thửa. Xã Tam Cường  đã tiến hành dồn đổi ở khu 1, có 183 hộ, với diện tích 39,2ha dồn đổi còn 354 thửa, giảm 838 ô thửa, bình quân mỗi hộ còn 1,93 thửa, giảm 4,33 thửa/hộ,  quy mô diện tích mỗi ô thửa lên 1.107m2.  

Nếu cách đây vài năm tìm ô thửa ruộng có quy mô vài ngàn m2 trên đồng ruộng là khó, thì nay tại xã đã dồn đổi đây là điều phổ biến. Đây là cơ sở rất thuận lợi để tổ chức sản xuất, áp dụng cơ giới hóa; đặc biệt sau dồn đổi đã khắc phục cơ bản tình trạng hộ có nhiều điểm sản xuất ở nhiều xứ đồng, ruộng đất các khu xen canh lẫn lộn khó quản lý, điều hành. Với những hộ không có nhu cầu sản xuất đất nông nghiệp sau dồn đổi thuận lợi cho thuê, mượn kể cả sang nhượng, góp vốn sản xuất theo Luật Đất đai.

Nguồn Báo: Phú Thọ Online

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website