Theo đó, chính phủ sẽ ngừng mua nông sản trực tiếp từ nông dân vì cho
rằng việc này làm tăng khủng hoảng thừa, bóp méo thị trường, và tăng tồn
kho.
Thay vào đó chính phủ sẽ sử dụng các biện pháp hỗ trợ thu nhập của nông
dân dựa vào thu nhập cộng với việc thanh toán một khoản tiền nhằm đảm
bảo nông dân có thể kiếm sống, Bộ trưởng Bộ
nông nghiệp
và Hợp tác xã Petipong Puengbun Na Ayudhya cho biết. Chính phủ cũng sẽ
đưa ra các biện pháp khuyến khích nông dân chuyển đổi mùa vụ nhằm kiềm
chế dư cung, đáng chú ý là chuyển từ trồng lúa sang trồng mía. Thái Lan
hiện là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu
cao su lớn nhất thế giới.
Thu hoạch lúa tại Bang Pla Maa, tỉnh Suphan Buri, Thái Lan.
Chính phủ trước kia của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã chi khoảng
900 tỷ baht (28 tỷ USD) để mua gạo với giá cao hơn giá thị trường.
Chương trình trợ giá lúa gạo, được Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc
(FAO) gọ là không bền vững, đã khiến đẩy dự trữ gạo lên mức kỷ lục.
Ông Petipong Puengbun Na Ayudhya cho biết, một trong những nhiệm vụ dài
hạn của ông là tái cấu trúc sản lượng nông sản, tập trung vào chất lượng
thay vì số lượng.
“Chúng tôi không muốn sử dụng tiền thuế của người dân để làm gián
đoạn hệ thống thương mại tự do. Việc mua tạm trữ thì dễ nhưng mở bán vào
đúng thời điểm và đúng địa điểm mới khó. Trong dài hạn, việc này không
đem lại hiệu quả”, Bộ trưởng Petipong nói.
Giá gạo Thái Lan trong tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2008
trong bối cảnh dư cung, sau đó tăng 13% khi chính phủ quân sự tạm dừng
xuất khẩu để tiến hành kiểm kho dự trữ toàn quốc.
Phó Thủ tướng Thái Lan Pridiyathorn Devakula cho biết, Thái Lan sẽ dành
40 tỷ baht để nâng cao thu nhập của nông dân trồng lúa thông qua việc
thanh toán 1 lần số tiền 1.000 baht/rai (1.600 m2) với diện tích tối đa
15 rai để hỗ trợ giá gạo đang ở mức thấp trong năm nay.
Tuy
nông nghiệp
chiếm 8% GDP, song người dân nông thôn chiếm đến 87% trong số 67 triệu
dân Thái Lan. Thủ tướng Thái Lan Prayuth đã cam kết đẩy nhanh các khoản
chi của chính phủ, tăng cường đầu tư và tạo thêm việc làm nhằm thúc đẩy
tăng trưởng. Kinh tế Thái Lan quý II/2014 hồi phục và tăng trưởng 0,9%.
Sản lượng gạo tăng kỷ lục dưới thời cựu Thủ tướng Yingluck khi nông dân
được trả tiền để làm nông nghiệp, sau đó bán cho nhà nước với mức giá cố
định. Kết quả là tồn kho cuối vụ năm 2013 tăng lên 12,8 triệu tấn, theo
số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Concepcion Calpe, nhà kinh tế học cao cấp tại FAO, hồi tháng 2 cho biết,
chương trình trợ giá lúa gạo “không bền vững và đang gây tổn hại đến
tình hình tài chính của Thái Lan”. Sau khi lên nắm quyền hồi tháng 5 vừa
qua, chính phủ quân sự đã tiến hành kiểm tra toàn bộ kho gạo trên toàn
quốc.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Petipong Puengbun Na Ayudhya cho
biết, trong 3-4 năm qua, Thái Lan có rất nhiều lượng gạo chất lượng kém
do chính sách thu mua mọi loại gạo của chính phủ. Thái Lan cần sản xuất
sản phẩm chất lượng cao thay vì số lượng và giảm chi phí sản xuất.
Theo Gafin/ Bloomberg