-
Năm 2011 khi bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba mới đạt 9 tiêu chí. Sau gần 7 năm nỗ lực khắc phục khó khăn, với quyết tâm và phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay xã đạt 14/19 tiêu chí xây dựng NTM.
-
Sau 6 năm nỗ lực phấn đấu, đến nay xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ đã đạt 19/19 tiêu chí và 49/49 chỉ tiêu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhiều tiêu chí đạt cao so với quy định như giao thông, điện, trường học, nhà ở dân cư, lao động việc làm... Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Văn Lung đang tập trung nguồn lực để xã được công nhận đạt chuẩn NTM trong năm 2018.
-
Dù đã bước sang năm thứ 7 thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nhưng đến nay xã Mỹ Thuận (huyện Tân Sơn) mới hoàn thành được 10 tiêu chí. Để đạt được 9 tiêu chí còn lại, xã vùng cao này đang phải tháo gỡ nhiều “nút thắt” trong khi tốc độ phát triển kinh tế của địa phương còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo cao, hệ thống cơ sở hạ tầng nhiều bất cập…
-
Nói về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới (NTM), đồng chí Trịnh Tiến Xuân- Chủ tịch UBND xã Nga Hoàng (huyện Yên Lập) cho biết: “Mặc dù toàn xã chỉ có 20km đường giao thông nhưng cư dân sống rải rác, không tập trung nên việc huy động nhân dân đóng góp tiền để làm đường giao thông nông thôn là rất khó khăn. Song được sự đầu tư từ chương trình NTM, CT229 và nhân dân hiến đất làm đường, đến nay xã đã nhựa hóa, bê tông hóa được gần 15km”.
-
Minh Tiến là xã thứ 2 được chọn làm điểm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của huyện Đoan Hùng. Sau hơn 6 năm triển khai, với sự nỗ lực của toàn thể Đảng bộ, chính quyền và người dân trong xã, Minh Tiến đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, được công nhận là xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2017.
-
Sau 7 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới diện mạo nông thôn và cuộc sống của người dân xã Phùng Xá, huyện Cẩm Khê có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM theo đúng kế hoạch, xã phải đối mặt với nhiều khó khăn.
-
Về xã Trung Thịnh, huyện Thanh Thủy những ngày này, chúng tôi cảm nhận được bộ mặt nông thôn nơi đây đã thật sự thay đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, sản xuất phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Có được thành quả đó là do sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
-
Nhận xét về điều kiện để phát triển kinh tế của địa phương, ông Nguyễn Hữu Phụng - Chủ tịch UBND xã Xuân Áng, huyện Hạ Hòa cho biết: Xuân Áng đất rộng, người đông nhưng không có nghề phụ, thu nhập chính của người dân chủ yếu trông vào đồng ruộng và đồi rừng. Xã gần như không có loại cây, con gì là đặc sản hoặc xác định là trọng điểm để tập trung đầu tư. Chăn nuôi lợn vừa phát triển được một thời gian thì bị cơn bão tụt giá khiến nhiều hộ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí phá sản. Vì thế, việc huy động nguồn lực tại chỗ để xây dựng nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn.
-
Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Thủy đã tích cực huy động mọi nguồn lực để thực hiện các tiêu chí. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của huyện đã có bước phát triển khá, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc. Đến nay, toàn huyện đã có 12/14 xã đạt chuẩn NTM.
-
Những năm gần đây, xã Tiêu Sơn, huyện Đoan Hùng ngày càng chú trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Việc duy trì và phát triển các ngành nghề đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân trong vùng, nổi bật trong đó có làng nghề Chế biến lâm sản Trại Hái.
-
-
-
-
-