Những năm qua, huyện Đoan
Hùng đã nỗ lực thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển, tích cực xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống người dân
được nâng lên rõ nét, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn luôn được ổn định, giữ vững.
Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, đến nay xã Bằng Luân đã đạt chuẩn xây dựng NTM.
- Cán bộ ngành nông nghiệp huyện thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn người dân xã Bằng Luân nâng cao hiệu quả sản xuất, làm giàu ngay tại quê hương.
Những năm qua, huyện Đoan
Hùng đã nỗ lực thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển, tích cực xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống người dân
được nâng lên rõ nét, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn luôn được ổn định, giữ vững.
Là huyện trung du miền núi, xuất phát điểm xây dựng NTM của Đoan Hùng không
cao, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã còn thiếu, phát triển chưa đồng đều, chỉ
có 31,56% đường giao thông được cứng hóa, 25% trường học đạt chuẩn Quốc gia;
sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, ruộng đất nhỏ lẻ,
manh mún, gây khó khăn cho đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa trong
sản xuất, đời sống, thu nhập của người dân còn thấp nên sự đầu tư phát triển
sản xuất và đóng góp nguồn lực xây dựng NTM còn hạn chế.
Trước khó khăn như vậy, huyện xác định cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính
trị và người dân để chung sức xây dựng NTM, từ đó, cấp ủy, chính quyền đã quyết
liệt lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tổ chức thực hiện, động viên tinh thần để
người dân phát huy vai trò chủ thể xây dựng NTM. Huyện đã phát huy trí tuệ tập
thể, đặc biệt đề cao vai trò của người đứng đầu, tăng cường tuyên truyền, động
viên khích lệ cả hệ thống chính trị đồng bộ vào cuộc. Mỗi cán bộ từ huyện đến
các khu dân cư đều là những tuyên truyền viên cho phong trào xây dựng NTM, tập
trung đôn đốc, chỉ đạo các xã thực hiện chương trình; kịp thời tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, nhất là việc nâng cao nhận thức, quan điểm, mục tiêu và giải pháp
trong quá trình xây dựng NTM; chỉ đạo phát triển sản xuất, đào tạo nghề, phát
triển ngành nghề nông thôn; phát động các phong trào thi đua xây dựng NTM đến
toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Do được tuyên truyền, vận động nên các tầng lớp nhân dân hiểu rõ vai trò chủ
thể của mình trong xây dựng NTM, lấy nội lực làm căn bản, tự giác tham gia xây
dựng NTM. Sau 10 năm, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình đạt trên
730 tỷ đồng, góp phần phát triển nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
ở nhiều vùng nông thôn, nổi bật là đầu tư phát triển hệ thống giao thông, thủy
lợi, điện, trạm y tế, trường học. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn được tăng
cường, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, đáp ứng ngày
càng tăng nhu cầu hưởng thụ của người dân. Có 11/27 xã hoàn thành tiêu chí giao
thông, 27/27 xã đạt các tiêu chí thủy lợi, điện, hệ thống chính trị và tiếp cận
pháp luật, 24/27 xã đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin
và truyền thông, 21/27 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 18/27 xã đạt
tiêu chí nhà ở dân cư…
Người
dân xã Tiêu Sơn được huyện hỗ trợ, tạo điều kiện tái đàn phát triển chăn nuôi,
nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
Để nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, huyện đã chỉ đạo khai thác phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức lại sản xuất theo định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và liên kết 4 nhà; rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, thực hiện dồn đổi, chuyển mục đích sử dụng đất, tạo điều kiện phát triển các ngành nông nghiệp trọng điểm, phát triển trang trại, gia trại, mô hình cánh đồng mẫu lớn… từ đó, dần nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiện toàn huyện có 27/27 xã đạt tiêu chí lao động việc làm, hộ nghèo, tăng 27 xã so với năm 2011. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được duy trì, củng cố, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên; giáo dục đại trà luôn đứng ở tốp đầu của tỉnh, xếp thứ 4/13 huyện, thành, thị, chất lượng giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên, 27/27 xã đạt tiêu chí giáo dục và đào tạo. Công tác quản lý Nhà nước về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, chú trọng, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và đội ngũ y, bác sĩ không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu của nhân dân, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85%...
Đáng chú ý, công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, quan tâm đầu tư; 100% xã bố trí quỹ đất để xây dựng điểm thu gom rác thải, hàng năm phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội thực hiện vệ sinh môi trường, quản lý các đoạn đường làng, ngõ xóm, xây dựng các bể chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật… góp phần làm cho cảnh quan làng, xã xanh, sạch, đẹp.
Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” trên địa bàn toàn huyện tương đối đồng bộ, rộng khắp với nhiều nội dung phù hợp, sát với thực tế tạo được sự chuyển biến trong phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao. Toàn huyện có 6 xã đạt chuẩn xã NTM, gồm Chí Đám, Minh Tiến, Vân Du, Tây Cốc, Sóc Đăng, Bằng Luân; 2 xã đạt 18 tiêu chí là Chân Mộng, Tiêu Sơn; 9 xã đạt 14 - 15 tiêu chí, 10 xã đạt 11 - 13 tiêu chí, không có xã nào dưới 11 tiêu chí. Bình quân đạt 15 tiêu chí/xã, tăng 2,3 tiêu chí so với năm 2015 và tăng 9,4 tiêu chí so với năm 2011.
Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện tiếp tục tổ chức thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM nhằm xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn, xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ theo quy hoạch; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, phát triển hài hòa giữa các vùng dân cư nông thôn, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các xã còn nhiều khó khăn. Trong đó, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu NTM. Huy động tối đa nguồn lực, tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng then chốt; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao để phát triển nông nghiệp bền vững; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh chính trị được giữ vững. Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu có thêm 5-7 xã đạt chuẩn NTM và có thêm từ 1-2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Ngọc Lam