Đông Thành phát triển trồng trọt theo hướng hàng hóa
 

xa-dong-thanh-1508461561

Dự án trồng cây có múi tại xã Đông Thành được quy hoạch trên diện tích 38,2ha góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
- Công nhân Công ty CP khoa học và công nghệ H2 làm cỏ cho cây.


Theo bà Vi Thị Lan - Phó Chủ tịch UBND xã, để phát triển ngành trồng trọt theo hướng hàng hóa, tập trung bền vững, cấp ủy và chính quyền nhân dân Đông Thành đã chủ động quy hoạch lại ruộng đất, tạo điều kiện để các hộ thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng. Xã cũng tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước xây dựng lại hệ thống thủy lợi, đảm bảo các cánh đồng được tưới tiêu thuận lợi. Xã khuyến khích người dân phát triển mô hình kinh tế gia trại, trang trại; cải tạo vườn tạp, thay đổi tập quán canh tác, đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trọng tâm là cây ăn quả có múi, cây chè; đưa giống lúa chất lượng cao J02 vào sản xuất.

Các công tác khuyến nông, lựa chọn cây giống chất lượng, phòng trừ sâu bệnh hại luôn được thực hiện tốt, công tác quản lý dịch vụ nông nghiệp được xã quan tâm chỉ đạo sát sao. Ngoài ra, Đông Thành cũng đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao KHKT cho người dân thông qua các dự án, chương trình tập huấn của huyện, tỉnh. Nhờ chủ động ứng dụng KHKT vào sản xuất, người dân Đông Thành đã biến một vùng đất thuần túy cây lương thực có năng suất thấp thành một vùng trồng cây hoa màu, cây ăn quả các loại có quy mô và chất lượng.

Với các giải pháp khuyến khích phát triển hiệu quả loại cây có múi, đầu năm 2017, dự án trồng cây có múi chất lượng cao của Công ty CP khoa học và công nghệ H2 đã được quy hoạch thí điểm tại địa bàn xã với diện tích 38,2ha. Cây trồng chủ yếu tại đây là các giống có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Diễn, chanh không hạt, cam… kết hợp xen canh cây dứa.

Theo ông Đặng Vinh Quang - Kỹ sư Công ty CP khoa học và Công nghệ H2, chanh không hạt, bưởi Diễn là những cây có khả năng kháng bệnh tốt nên quá trình chăm sóc cũng dễ dàng. Để cây phát triển bền vững, công ty hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất, đưa giá trị trên một đơn vị diện tích cao gấp 2-3 lần so với trồng các loại cây khác.

Cùng với phát triển giống cây ăn quả, cây lương thực truyền thống cũng được xã quan tâm chuyển đổi theo hướng đầu tư thâm canh tăng giá trị. Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích gieo cấy lúa của xã là 277ha với năng suất vụ chiêm xuân năm 2017 bình quân đạt 53,7 tạ/ha, vụ mùa đạt 49 tạ/ha; cây ngô 41 tạ, cây lạc đạt 17,5 tạ; cây sắn, cây đỗ, khoai lang và các loại cây hoa màu khác đạt sản lượng 120 tấn, đảm bảo thu hoạch trung bình từ 1.700 - 1.900 tấn lương thực mỗi năm.

Đặc biệt, xã đã xây dựng mô hình trồng lúa chất lượng cao J02 cho năng suất cao, giá trị trên một đơn vị diện tích cao gấp 1,5 lần các giống lúa khác. Trên các chân ruộng trồng cây lương thực, rau màu, ăn quả đều áp dụng biện pháp xen canh, gối vụ nên lượng hàng hóa nông sản cũng rất phong phú. Nhiều diện tích canh tác khi chuyển từ trồng các cây lương thực, đậu đỗ sang trồng cây ăn quả đã nâng thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần so với trồng lúa, ngô. Bên cạnh đó, xã còn chú trọng phát triển cây chè trên diện tích 42,26ha với sản lượng 54,9 tấn.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nên nhiều năm nay Đông Thành đã giải quyết được vấn đề việc làm, thu nhập, tạo tiền đề phát triển TTCN và dịch vụ. Năm 2016 toàn xã đã đạt bình quân thu nhập đầu người gần 24 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,5% theo tiêu chí mới.

Thời gian tới, Đông Thành tiếp tục từng bước đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển các loại cây có thế mạnh, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, mở ra nhiều cơ hội để xã nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng ở địa  phương.


Nguồn: baophutho.vn

xa-dong-thanh-1508461561

Dự án trồng cây có múi tại xã Đông Thành được quy hoạch trên diện tích 38,2ha góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
- Công nhân Công ty CP khoa học và công nghệ H2 làm cỏ cho cây.



Theo bà Vi Thị Lan - Phó Chủ tịch UBND xã, để phát triển ngành trồng trọt theo hướng hàng hóa, tập trung bền vững, cấp ủy và chính quyền nhân dân Đông Thành đã chủ động quy hoạch lại ruộng đất, tạo điều kiện để các hộ thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng. Xã cũng tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước xây dựng lại hệ thống thủy lợi, đảm bảo các cánh đồng được tưới tiêu thuận lợi. Xã khuyến khích người dân phát triển mô hình kinh tế gia trại, trang trại; cải tạo vườn tạp, thay đổi tập quán canh tác, đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trọng tâm là cây ăn quả có múi, cây chè; đưa giống lúa chất lượng cao J02 vào sản xuất.

Các công tác khuyến nông, lựa chọn cây giống chất lượng, phòng trừ sâu bệnh hại luôn được thực hiện tốt, công tác quản lý dịch vụ nông nghiệp được xã quan tâm chỉ đạo sát sao. Ngoài ra, Đông Thành cũng đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao KHKT cho người dân thông qua các dự án, chương trình tập huấn của huyện, tỉnh. Nhờ chủ động ứng dụng KHKT vào sản xuất, người dân Đông Thành đã biến một vùng đất thuần túy cây lương thực có năng suất thấp thành một vùng trồng cây hoa màu, cây ăn quả các loại có quy mô và chất lượng.

Với các giải pháp khuyến khích phát triển hiệu quả loại cây có múi, đầu năm 2017, dự án trồng cây có múi chất lượng cao của Công ty CP khoa học và công nghệ H2 đã được quy hoạch thí điểm tại địa bàn xã với diện tích 38,2ha. Cây trồng chủ yếu tại đây là các giống có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Diễn, chanh không hạt, cam… kết hợp xen canh cây dứa.

Theo ông Đặng Vinh Quang - Kỹ sư Công ty CP khoa học và Công nghệ H2, chanh không hạt, bưởi Diễn là những cây có khả năng kháng bệnh tốt nên quá trình chăm sóc cũng dễ dàng. Để cây phát triển bền vững, công ty hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất, đưa giá trị trên một đơn vị diện tích cao gấp 2-3 lần so với trồng các loại cây khác.

Cùng với phát triển giống cây ăn quả, cây lương thực truyền thống cũng được xã quan tâm chuyển đổi theo hướng đầu tư thâm canh tăng giá trị. Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích gieo cấy lúa của xã là 277ha với năng suất vụ chiêm xuân năm 2017 bình quân đạt 53,7 tạ/ha, vụ mùa đạt 49 tạ/ha; cây ngô 41 tạ, cây lạc đạt 17,5 tạ; cây sắn, cây đỗ, khoai lang và các loại cây hoa màu khác đạt sản lượng 120 tấn, đảm bảo thu hoạch trung bình từ 1.700 - 1.900 tấn lương thực mỗi năm.

Đặc biệt, xã đã xây dựng mô hình trồng lúa chất lượng cao J02 cho năng suất cao, giá trị trên một đơn vị diện tích cao gấp 1,5 lần các giống lúa khác. Trên các chân ruộng trồng cây lương thực, rau màu, ăn quả đều áp dụng biện pháp xen canh, gối vụ nên lượng hàng hóa nông sản cũng rất phong phú. Nhiều diện tích canh tác khi chuyển từ trồng các cây lương thực, đậu đỗ sang trồng cây ăn quả đã nâng thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần so với trồng lúa, ngô. Bên cạnh đó, xã còn chú trọng phát triển cây chè trên diện tích 42,26ha với sản lượng 54,9 tấn.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nên nhiều năm nay Đông Thành đã giải quyết được vấn đề việc làm, thu nhập, tạo tiền đề phát triển TTCN và dịch vụ. Năm 2016 toàn xã đã đạt bình quân thu nhập đầu người gần 24 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,5% theo tiêu chí mới.

Thời gian tới, Đông Thành tiếp tục từng bước đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển các loại cây có thế mạnh, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, mở ra nhiều cơ hội để xã nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng ở địa  phương.

xa-dong-thanh-1508461561

Dự án trồng cây có múi tại xã Đông Thành được quy hoạch trên diện tích 38,2ha góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
- Công nhân Công ty CP khoa học và công nghệ H2 làm cỏ cho cây.



Theo bà Vi Thị Lan - Phó Chủ tịch UBND xã, để phát triển ngành trồng trọt theo hướng hàng hóa, tập trung bền vững, cấp ủy và chính quyền nhân dân Đông Thành đã chủ động quy hoạch lại ruộng đất, tạo điều kiện để các hộ thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng. Xã cũng tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước xây dựng lại hệ thống thủy lợi, đảm bảo các cánh đồng được tưới tiêu thuận lợi. Xã khuyến khích người dân phát triển mô hình kinh tế gia trại, trang trại; cải tạo vườn tạp, thay đổi tập quán canh tác, đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trọng tâm là cây ăn quả có múi, cây chè; đưa giống lúa chất lượng cao J02 vào sản xuất.

Các công tác khuyến nông, lựa chọn cây giống chất lượng, phòng trừ sâu bệnh hại luôn được thực hiện tốt, công tác quản lý dịch vụ nông nghiệp được xã quan tâm chỉ đạo sát sao. Ngoài ra, Đông Thành cũng đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao KHKT cho người dân thông qua các dự án, chương trình tập huấn của huyện, tỉnh. Nhờ chủ động ứng dụng KHKT vào sản xuất, người dân Đông Thành đã biến một vùng đất thuần túy cây lương thực có năng suất thấp thành một vùng trồng cây hoa màu, cây ăn quả các loại có quy mô và chất lượng.

Với các giải pháp khuyến khích phát triển hiệu quả loại cây có múi, đầu năm 2017, dự án trồng cây có múi chất lượng cao của Công ty CP khoa học và công nghệ H2 đã được quy hoạch thí điểm tại địa bàn xã với diện tích 38,2ha. Cây trồng chủ yếu tại đây là các giống có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Diễn, chanh không hạt, cam… kết hợp xen canh cây dứa.

Theo ông Đặng Vinh Quang - Kỹ sư Công ty CP khoa học và Công nghệ H2, chanh không hạt, bưởi Diễn là những cây có khả năng kháng bệnh tốt nên quá trình chăm sóc cũng dễ dàng. Để cây phát triển bền vững, công ty hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất, đưa giá trị trên một đơn vị diện tích cao gấp 2-3 lần so với trồng các loại cây khác.

Cùng với phát triển giống cây ăn quả, cây lương thực truyền thống cũng được xã quan tâm chuyển đổi theo hướng đầu tư thâm canh tăng giá trị. Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích gieo cấy lúa của xã là 277ha với năng suất vụ chiêm xuân năm 2017 bình quân đạt 53,7 tạ/ha, vụ mùa đạt 49 tạ/ha; cây ngô 41 tạ, cây lạc đạt 17,5 tạ; cây sắn, cây đỗ, khoai lang và các loại cây hoa màu khác đạt sản lượng 120 tấn, đảm bảo thu hoạch trung bình từ 1.700 - 1.900 tấn lương thực mỗi năm.

Đặc biệt, xã đã xây dựng mô hình trồng lúa chất lượng cao J02 cho năng suất cao, giá trị trên một đơn vị diện tích cao gấp 1,5 lần các giống lúa khác. Trên các chân ruộng trồng cây lương thực, rau màu, ăn quả đều áp dụng biện pháp xen canh, gối vụ nên lượng hàng hóa nông sản cũng rất phong phú. Nhiều diện tích canh tác khi chuyển từ trồng các cây lương thực, đậu đỗ sang trồng cây ăn quả đã nâng thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần so với trồng lúa, ngô. Bên cạnh đó, xã còn chú trọng phát triển cây chè trên diện tích 42,26ha với sản lượng 54,9 tấn.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nên nhiều năm nay Đông Thành đã giải quyết được vấn đề việc làm, thu nhập, tạo tiền đề phát triển TTCN và dịch vụ. Năm 2016 toàn xã đã đạt bình quân thu nhập đầu người gần 24 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,5% theo tiêu chí mới.

Thời gian tới, Đông Thành tiếp tục từng bước đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển các loại cây có thế mạnh, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, mở ra nhiều cơ hội để xã nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng ở địa  phương.

xa-dong-thanh-1508461561

Dự án trồng cây có múi tại xã Đông Thành được quy hoạch trên diện tích 38,2ha góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
- Công nhân Công ty CP khoa học và công nghệ H2 làm cỏ cho cây.



Theo bà Vi Thị Lan - Phó Chủ tịch UBND xã, để phát triển ngành trồng trọt theo hướng hàng hóa, tập trung bền vững, cấp ủy và chính quyền nhân dân Đông Thành đã chủ động quy hoạch lại ruộng đất, tạo điều kiện để các hộ thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng. Xã cũng tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà nước xây dựng lại hệ thống thủy lợi, đảm bảo các cánh đồng được tưới tiêu thuận lợi. Xã khuyến khích người dân phát triển mô hình kinh tế gia trại, trang trại; cải tạo vườn tạp, thay đổi tập quán canh tác, đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trọng tâm là cây ăn quả có múi, cây chè; đưa giống lúa chất lượng cao J02 vào sản xuất.

Các công tác khuyến nông, lựa chọn cây giống chất lượng, phòng trừ sâu bệnh hại luôn được thực hiện tốt, công tác quản lý dịch vụ nông nghiệp được xã quan tâm chỉ đạo sát sao. Ngoài ra, Đông Thành cũng đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao KHKT cho người dân thông qua các dự án, chương trình tập huấn của huyện, tỉnh. Nhờ chủ động ứng dụng KHKT vào sản xuất, người dân Đông Thành đã biến một vùng đất thuần túy cây lương thực có năng suất thấp thành một vùng trồng cây hoa màu, cây ăn quả các loại có quy mô và chất lượng.

Với các giải pháp khuyến khích phát triển hiệu quả loại cây có múi, đầu năm 2017, dự án trồng cây có múi chất lượng cao của Công ty CP khoa học và công nghệ H2 đã được quy hoạch thí điểm tại địa bàn xã với diện tích 38,2ha. Cây trồng chủ yếu tại đây là các giống có giá trị kinh tế cao như: Bưởi Diễn, chanh không hạt, cam… kết hợp xen canh cây dứa.

Theo ông Đặng Vinh Quang - Kỹ sư Công ty CP khoa học và Công nghệ H2, chanh không hạt, bưởi Diễn là những cây có khả năng kháng bệnh tốt nên quá trình chăm sóc cũng dễ dàng. Để cây phát triển bền vững, công ty hạn chế sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất, đưa giá trị trên một đơn vị diện tích cao gấp 2-3 lần so với trồng các loại cây khác.

Cùng với phát triển giống cây ăn quả, cây lương thực truyền thống cũng được xã quan tâm chuyển đổi theo hướng đầu tư thâm canh tăng giá trị. Từ đầu năm đến nay, tổng diện tích gieo cấy lúa của xã là 277ha với năng suất vụ chiêm xuân năm 2017 bình quân đạt 53,7 tạ/ha, vụ mùa đạt 49 tạ/ha; cây ngô 41 tạ, cây lạc đạt 17,5 tạ; cây sắn, cây đỗ, khoai lang và các loại cây hoa màu khác đạt sản lượng 120 tấn, đảm bảo thu hoạch trung bình từ 1.700 - 1.900 tấn lương thực mỗi năm.

Đặc biệt, xã đã xây dựng mô hình trồng lúa chất lượng cao J02 cho năng suất cao, giá trị trên một đơn vị diện tích cao gấp 1,5 lần các giống lúa khác. Trên các chân ruộng trồng cây lương thực, rau màu, ăn quả đều áp dụng biện pháp xen canh, gối vụ nên lượng hàng hóa nông sản cũng rất phong phú. Nhiều diện tích canh tác khi chuyển từ trồng các cây lương thực, đậu đỗ sang trồng cây ăn quả đã nâng thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/ha, cao gấp hai lần so với trồng lúa, ngô. Bên cạnh đó, xã còn chú trọng phát triển cây chè trên diện tích 42,26ha với sản lượng 54,9 tấn.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nên nhiều năm nay Đông Thành đã giải quyết được vấn đề việc làm, thu nhập, tạo tiền đề phát triển TTCN và dịch vụ. Năm 2016 toàn xã đã đạt bình quân thu nhập đầu người gần 24 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,5% theo tiêu chí mới.

Thời gian tới, Đông Thành tiếp tục từng bước đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển các loại cây có thế mạnh, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, mở ra nhiều cơ hội để xã nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng ở địa  phương.

Các tin khác

Mới nhất

Xem nhiều nhất

Liên kết website